Đái tháo nhạt là một bệnh liên quan đến rối loạn chuyển nước, với biểu hiện là hệ thần kinh trung ương không thể sản xuất, lưu trữ hoocmon chống đái tháo có tên là ADH, một loại hoocmon tác dụng chống lợi tiểu, được sản xuất từ vùng dưới đồi, dự trữ ở thùy sau tuyến yên rồi bài tiết vào cơ thể. Đái tháo nhạt là một bệnh không nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng nó lại có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu khi lúc nào cũng thấy khát nước và phải thường xuyên phải ra nhà vệ sinh vì lúc nào cũng buồn tiểu.
Có khoảng 50% trường hợp đái tháo nhạt không rõ nguyên nhân.
Khát nước thường xuyên; Đi tiểu nhiều (đa niệu); Khô miệng; Khô da; Mệt mỏi; Đau cơ bắp
Thực hiện khai thác bệnh sử và khám lâm sàng. Bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện xét nghệm nước tiểu, đo lượng nước tiểu và cả chụp cộng hưởng từ (MRI) nếu cần thiết.
Điều trị tùy thuộc vào loại đái tháo nhạt bệnh nhân mắc phải. Đái tháo nhạt nguồn gốc trung ương được điều trị bằng desmopressin nhằm thay thế ADH mất tích. Đái tháo nhạt nguồn gốc thận được chỉ định điều trị bằng cách giảm lượng muối trong chế độ ăn và bổ sung nước. Trong một vài trường hợp, hydrochlorothiazide dạng thuốc nước sẽ được chỉ định.
Đái tháo nhạt là hậu quả hoặc do suy giảm bài xuất arginin vasopressin từ thùy sau tuyến yên (đái tháo nhạt nguồn gốc trung ương) hoặc do thận không đáp ứng với arginin vasopresin (đái tháo nhạt nguồn gốc thận).
Lượng nước bị thiếu hụt cần được tính toán và được bồi phụ lại nước qua đường uống một khi có thể được; mặt khác, một dịch nhược trương (thường là dịch glucose 5% hoặc NaCl 0,2%) có thể được dùng theo đường tĩnh mạch.
Nếu tình trạng tăng natri xuất hiện nhanh qua một giai đoạn vài giờ, có thể điều chỉnh tình trạng thiếu hụt nước sao cho làm giảm được nồng độ natri huyết tương xuống với tốc độ có thể tới 1 mEq/L/giờ.
Nếu tình trạng tăng natri máu được hình thành chậm hơn, tốc độ làm giảm nồng độ natri huyết tương phải không được nhanh hơn 0,5 mEq/L/giờ và tới tốc độ làm giảm tối đa là 8-10 mEq/L/ngày, bằng cách sử dụng một thể tích dịch nhỏ nhất có thể để tránh gây phù não.
Nếu bệnh nhân có huyết áp thấp do thiếu hụt thể tích, nên sử dụng dịch muối đẳng trương lúc đầu tới khi đưa được huyết áp trở lại mức bình thường. Trong khi tiến hành điều chỉnh tình trạng tăng natri máu, cần theo dõi sát nồng độ natri máu và cung lượng nước tiểu.
Nên nhớ rằng, cả hai phương pháp tính toán đều chỉ đưa ra một ước tính về thay đổi được dự kiến trong nồng độ natri máu. Nếu có các tình trạng mất nước tự do khác đang diễn tiến, tốc độ truyền sẽ cần thiết được tăng lên một cách phù hợp. Khi sử dụng DDAVP để điều trị đái tháo nhạt, do tình trạng mất nước tự do giảm đi, có thể cần giảm tốc độ truyền dịch. Vì vậy, nên thường xuyên đánh giá nồng độ natri máu và tình trạng thể tích (mỗi 2 giờ/lần lúc khởi đầu và giảm xuống mỗi 4 giờ/lần khi đạt được tốc độ điều chỉnh ổn định) để theo dõi và tiến hành điều chỉnh điều trị.