eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Cuồng nhĩ

Cuồng nhĩ là tình trạng nhĩ bóp rất nhanh (từ 250-350c/phút) và rất đều, nhưng thường chỉ có một số xung động dẫn truyền được xuống thất do nút nhĩ thất không thể dẫn truyền được tất cả các xung động của cuồng nhĩ xuống thất. Trái với rung nhĩ, trong cuồng nhĩ vẫn còn sự co bóp đồng bộ của cơ nhĩ.

Cuồng nhĩ nói chung ít gặp ở giai đoạn thấp tim cấp nhưng cũng hay gặp ở những bệnh nhân bị bệnh van tim do thấp nhất là bệnh van 2 lá.

TRIỆU CHỨNG

Đánh trống ngực, choáng váng, khó thở, ngất, đau ngực, lo âu.

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Cuồng nhĩ được chẩn đoán chủ yếu bởi điện tâm đồ (EKG). Xét nghiệm máu sẽ được thực hiện để loại trừ: bất thường điện giải, đau tim, cục máu đông hoặc bệnh tuyến giáp. Siêu âm tim sẽ được thực hiện để xác định bệnh cấu trúc như hẹp van hai lá.

Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP),siêu âm tim (ECHO), chụp x-quang, điện tâm đồ (EKG), xét nghiệm tronopin, xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp TSH.

ĐIỀU TRỊ

Bất kỳ sự bất thường trong trao đổi chất, vấn đề sinh lý hoặc khiếm khuyết cấu trúc tim sẽ được điều trị. Nhịp tim được làm chậm lại bằng cách dùng thuốc như thuốc chẹn kênh canxi (diltiazem, verapamil), beta-blockers (metoprolol, esmolol), hoặc digoxin. Sốc điện có thể được khuyến khích khi cần thiết. Khi rung nhĩ kéo dài hơn một vài ngày, cục máu đông có thể hình thành trong tâm nhĩ. Những cục máu đông có thể được truyền đến não, gây ra một cơn đột quỵ, hoặc đến các bộ phận khác của cơ thể. Vì lý do đó, thuốc chống đông máu (chất làm loãng máu) được chỉ định cho rung nhĩ dai dẳng.

Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.