Đây là một loại virus cúm thường gặp ở gia cầm. Một trong những loại virus cúm gia cầm phổ biến là H5N1 là virus ở các loài gia cầm, hiếm khi lây nhiễm từ gia cầm sang người hoặc từ người này sang người khác. Tuy nhiên, trong trường hợp con người bị nhiễm virus này, các triệu chứng rất nghiêm trọng và nguy hiểm. Virus H5n1 được truyền cho con người khi họ xử lý gia cầm nhiễm bệnh. Dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở châu Á, châu Phi và châu Âu.
Các triệu chứng ban đầu tương tự như cúm thông thường: ho, sốt, đau họng, đau nhức cơ bắp, mắt sưng đỏ. Khi bệnh nặng hơn bệnh nhân gặp vấn đề về hô hấp, ngất xỉu, huyết áp thấp và tử vong.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Mẫu chất lỏng từ mũi hoặc cổ họng có thể được gửi đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm xem có virus h5n1 hay không. Tiến hành chụp x-quang có thể hữu ích trong việc đánh giá tình trạng của phổi, giúp xác định chẩn đoán thích hợp và lựa chọn điều trị tốt nhất cho các dấu hiệu và triệu chứng.Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMp), phân tích nước tiểu (UA), chụp X-quang.
Oseltamivir (Tamiflu) và Zanamivir (Relenza) là những loại thuốc chính được sử dụng để điều trị cúm gia cầm. Các phương pháp điều trị khác sẽ được thực hiện dựa trên các biến chứng của nhiễm trùng bao gồm: đặt nội khí quản, truyền dịch tĩnh mạch, sử dụng thuốc hỗ trợ huyết áp.
Từ 1997, sự bùng phát của virut H5N1 đã làm nhiễm bệnh và chết hàng chục triệu gia cầm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, từ tháng 12/2003 đến 19/6/2008, đã có 243 người tử vong do cúm gia cầm trong số 385 ca nhiễm H5N1 tại 15 nước, chủ yếu ở châu Á.
Indonesia là nước có nhiều ca tử vong nhất do H5N1 với 110 người chết trong 135 ca nhiễm. Từ năm 1997, các phân týp virut cúm gia cầm khác cũng đã phát hiện ở người như H7N2, H7N3, H7N7, H9N2.
Kể từ khi xuất hiện cuối năm 2003, tính đến ngày 10/9/2008 tại Việt Nam đã có 106 trường hợp được xác định nhiễm cúm A(H5N1), 52 ca tử vong (tỷ lệ chết/mắc chung là 49%). Các vụ dịch trên người này gồm 4 đợt cụ thể như sau:
Dịch cúm A(H5N1) trên người ở Việt Nam có những đặc điểm sau:
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo về khả năng có thể xảy ra đại dịch cúm, do có khả năng xuất hiện một chủng virut cúm mới có độc lực cao và lây truyền mạnh từ người sang người, trong khi chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu.
Các nghiên cứu cho thấy rằng có 3 điều kiện cần thiết để xuất hiện đại dịch. Thứ nhất là chủng virut cúm hoang dại có thể truyền sang cho người. Thứ hai là virut mới có khả năng nhân lên ở người và gây bệnh. Thứ ba là virut mới có khả năng truyền từ người sang người và gây ra các vụ đại dịch lớn. Kể từ năm 1997, hai điều kiện đầu tiên đã xảy ra ở Hồng Kông năm 1997 và năm 2003 (H5N1), ở Hà Lan năm 2003 (H7N7), ở Việt Nam và Thái Lan năm 2004-2005 (H5N1). WHO đã phân loại và định nghĩa các giai đoạn của đại dịch như sau:
Các chủng của virut cúm gia cầm có thể lây nhiễm cho nhiều loại động vật khác nhau như chim, lợn, ngựa, hải cẩu, cá voi, hổ và người. Virut cúm có thể lan truyền nhanh từ trại chăn nuôi này này sang trại chăn nuôi khác bằng các cơ chế cơ học qua các phương tiện vận chuyển, quần áo, giày dép... Virut có nhiều trong chất bài tiết như dịch mũi họng, phân gia cầm bệnh, bụi và đất.
Tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bệnh hoặc đồ dùng, vật dụng bị nhiễm bởi phân gia cầm là đường lây truyền chính. Virut có thể lây truyền qua không khí (qua các giọt nhỏ dịch tiết đường hô hấp của gia cầm bệnh hoặc hít phải không khí có chứa bụi từ phân gia cầm) hay qua ăn uống (nước, thực phẩm nhiễm virut...) và tiếp xúc với dụng cụ và đồ vật nhiễm virut.
Người có thể bị lây bệnh do tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bị bệnh qua chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, chế biến, ăn gia cầm và sản phẩm của gia cầm bệnh chưa được nấu chín hoặc chế biến không hợp vệ sinh.