eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Chuột rút co cứng

Chuột rút (vọp bẻ) là hiện tượng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở bắp thịt gây khó khăn khi cử động, thường xảy ra sau khi hoạt động quá mạnh. Nó có thể xảy ra ở bất kỳ cơ bắp của cơ thể nhưng thường bao gồm các chân, cánh tay và cổ.

Có rất nhiều nguyên nhân gây chuột rút tùy theo từng trường hợp khác nhau. Nguyên nhân hay gặp nhất là do mất nước, mất chất điện giải khi hoạt động quá mức hoặc do thiếu hụt canxi, kali, natri, magie máu trong một khoảng thời gian ngắn do cơ thể chưa điều chỉnh kịp hoặc không đủ để điều chỉnh. Chuột rút ó thể gặp trong một số bệnh lý thuộc tĩnh mạch, điển hình là ở người giãn tĩnh mạch nông như giãn tĩnh mạch chân.

TRIỆU CHỨNG

Không kiểm soát được sự co cơ; Đau ở các cơ liên quan; Không có khả năng thư giãn các cơ bắp; Mất chức năng của các cơ bắp trong khi bị chuột rút; Co giật cơ.

CHẨN ĐOÁN

Thực hiện khai thác bệnh sử và khám lâm sàng. Việc chẩn đoán có thể không cần đến xét nghiệm, nhưng trong một vài trường hợp đặc biệt bệnh nhân có thể được chỉ định xét nghiệm máu hoặc chụp cộng hưởng từ.

ĐIỀU TRỊ

Thả lỏng, xoa bóp nhẹ nhàng bắp cơ. Nếu bị chuột rút do mất nước, bạn cần bổ sung nước nhiều hơn, đặc biệt là khi hoạt động thể thao bạn nên sử dụng các loại nước khoáng có cung cấp khoáng chất cần thiết. Nếu bạn thường xuyên bị chuột rút, hoặc bị chuột rút gây đau đớn, thì cần đi khám bệnh, xét nghiệm để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh gây ra chuột rút.

Tổng quan

Chuột rút là hiện tượng co thắt cơ đột ngột, ngoài ý muốn, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, làm cho cử động khó khăn. Chuột rút có thể xảy ra ở bất cứ bắp thịt nào, nhưng thường gặp ở bắp thịt của cẳng chân, bắp thịt đùi và hông, bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Thời gian cơ co có thể diễn ra từ vài giây tới vài phút, nhưng hay tái diễn.

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân gây chuột rút tùy theo từng trường hợp khác nhau.

  • Do mất nước, mất chất điện giải trong lao động nặng nhọc (thợ mỏ, thợ sửa chữa đường điện, công nhân bốc vác..); trong thể dục thể thao (bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bơi lội...). Đây là nguyên nhân hay gặp nhất
  • Do thiếu hụt canxi, kali, natri, magie máu trong một khoảng thời gian ngắn do cơ thể chưa điều chỉnh kịp hoặc không đủ để điều chỉnh.
  • Do lạnh kết hợp với vận động mạnh như khi tắm, bơi lội ở sông, biển.
  • Có thể gặp trong một số bệnh lý thuộc tĩnh mạch, điển hình là ở người giãn tĩnh mạch nông như giãn tĩnh mạch chân. Chuột rút xảy ra trong các trường hợp này là do hiện tượng ứ đọng máu trong lòng tĩnh mạch bởi sự giảm về chức năng và các van tĩnh mạch. Người ta cũng gặp một số trường hợp chuột rút gây cơn đau dạ dày cấp mà có thể là do ngộ độc thức ăn hoặc một số phụ nữ bị đau bụng kinh.
Nguyên nhân khác

Vài tình huống bị chuột rút nghiêm trọng có thể gây đau đớn và sưng cơ bắp. Vào thời điểm bị chuột rút, các cơ bắp vùng bị ảnh hưởng nổi mấu, phồng lên, cứng và rất nhạy cảm.

Phòng ngừa

Để phòng ngừa tìnhtrạng chuột rút, bạn có thể áp dụng những nguyên tắc sau: uống đủ lượng nước cơthể cần mỗi ngày (mùa hè nhiều hơn mùa đông). Đặc biệt chú ý với những ngườicao tuổi vì cảm giác khát bị giảm sút, do vậy nếu không tích cực cho uống nướcthì sẽ bị thiếu nước cũng dễ dẫn đến tình trạng chuột rút; nên tạo thói quentập thể dục cho đôi chân trước khi đi ngủ; nên điều chỉnh hài hòa lượng kalithu nạp vào trong cơ thể (những thức ăn giàu kali như chuối, cam…); tập thể dụcthường xuyên và khởi động kỹ trước khi tập luyện; hạn chế các chất kích thíchnhư thuốc lá và cà phê.

Điều trị

 Muốn khỏi đau nhanh chóng cần thực hiện các thao tác sau đây:

  • Dừng vận động, cố gắng thả chùng chi bị bệnh để thư giãn bắp thịt đang bị co rút.
  • Nhẹ nhàng xoa bóp bắp cơ, nếu có dầu nóng thì thoa dầu lên vùng da của bắp thịt đang bị co rút rồi xoa bóp nhẹ nhàng. Nếu chuột rút ở cẳng chân, bạn nên nhẹ nhàng vươn duỗi cơ theo chiều đối ngược: kéo đầu ngón chân và bàn chân lên cao hướng về đầu gối.
><figcaption></figcaption></figure></div><ul><li>Khi bị chuột rút bắp đùi, cần nhờ người khác kéo thẳng chân ra, một tay nâng cao gót chân, tay kia đồng thời ấn đầu gối xuống. Trường hợp chuột rút cơ xương sườn, bạn phải hít thở sâu để thư giãn cơ hoành đồng thời xoa bóp nhẹ các bắp thịt xung quanh lồng ngực.</li><li>Uống nước trà đường nóng, cà phê pha ngọt, nước oresol, nước cam, nước chanh… Sau khi đã qua cơn đau, về nhà bạn có thể tắm nước nóng để thư giãn bắp thịt. Bạn nên đi giày vừa chân, gót giày không quá cao.</li><li>Có thể dùng một số loại thuốc điều trị chuột rút như: vitamin E, thuốc thư giãn cơ… Bình thường chuột rút không kéo dài và không gây nguy hiểm. Nhưng nếu chuột rút xảy ra khi đang lái xe, điều khiển máy móc, đang bơi dưới nước… thì có thể gây tai nạn, chết đuối.</li><li>Nếu thỉnh thoảng bạn mới bị chuột rút thì không đáng ngại. Nhưng nếu bạn thường xuyên bị chuột rút, hoặc bị chuột rút gây đau đớn, thì cần đi khám bệnh, xét nghiệm để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh gây ra chuột rút.</li></ul></div></div></div><div class=
Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.