eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Chứng ăn nôn

Bệnh nhân có nhận thức méo mó về cơ thể, có thể ăn một lượng lớn thức ăn sau đó tìm cách nôn ra hết để khỏi lên cân: nôn, móc họng để nôn, dùng thuốc nhuận tràng. Bệnh nhân bị rối loạn này có thể bị trầm cảm và các vấn đề tâm lý khác.

TRIỆU CHỨNG

Thường ăn rất nhiều, gấp mấy lần số lượng ăn bình thường; Cảm thấy không thể kiểm soát thói quen ăn uống của mình; Sau khi ăn, tìm cách để không lên cân bằng cách tự làm nôn ra, uống thuốc xổ hay thuốc lợi tiểu, nhịn đói hay vận động cơ thể thật nhiều; Quá chú ý một cách bất thường đến hình dạng thân thể và cân nặng; Bị mất nước, mệt mỏi, yếu ớt; Trầm cảm, bứt rứt; Da khô, vàng.; Răng và lợi bị hư hoại do chất nước chua của bao tử khi nôn ra.

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Xét nghiệm máu để xác định rối loạn chuyển hóa có thể được thực hiện.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Điều trị các rối loạn chuyển hóa như sodium thấp, kali thấp, mất nước. Điều trị tâm lý có thể bao gồm: liệu pháp hành vi và tư vấn. Thuốc chống trầm cảm đôi khi được sử dụng.

Tổng quan

Rối loạn ăn uống có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng về thể chất và thậm chí có thể đe dọa tính mạng.

Các chứng rối loạn ăn uống

  • Chứng nhịn ăn (Anorexia Nervosa): Người mắc chứng này lúc nào cũng thấy là mình quá mập và tự nhịn ăn cho đến khi chỉ còn da bọc xương mà vẫn nhịn. Chứng này có thể đưa đến tử vong như đã nói trên.
  • Chứng ăn nôn (Bulimia Nervosa): Người mắc chứng này ăn nhiều, cứ cho thức ăn vào miệng xong tìm cách nôn ra hết để khỏi lên cân.
  • Chứng ăn nhiều (Binge Eating Disorder): Như tên gọi, người mắc chứng này có những bữa ăn thật nhiều nhưng không nôn ra.

Ngoài những hội chứng chính như trên, còn có những dạng khác như nôn mà không ăn nhiều, nhai và nhổ ra và nhịn ăn nhưng không đến nỗi xuống cân quá nhiều.

Đa số những người Mỹ mắc những chứng trên là nữ trong tuổi từ 12 tới 25. Phái nam ít bị hơn ngoại trừ trường hợp chứng ăn thật nhiều.

Nguyên nhân

Hiện chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, sự phát triển của xã hội, truyền thông, quảng cáo trong việc đề cao hình dáng mảnh khảnh của giới người mẫu đã làm thay đổi suy nghĩ của các trẻ vị thành niên, thúc đẩy hình thành các rối loạn ăn uống.

Kết quả nghiên cứu năm 2008 bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Y khoa Pittsburgh là một ví dụ, 24% bệnh nhân mắc rối loạn tâm thần lưỡng cực có biểu hiện giống như các chỉ tiêu chẩn đoán xác định có rối loạn ăn uống. Ước tính có khoảng 44% bệnh nhân gặp khó khăn trong việc kiểm soát vấn đề ăn uống của họ.

Nguyên nhân khác

Chứng nhịn ăn:

  • Xuống cân, có thể bằng cách tự làm nôn ra, dùng thuốc xổ, thuốc lợi tiểu hoặc vận động thật nhiều.
  • Không chịu giữ một mức cân vừa phải, đôi khi giữ mức cân dưới mức bình thường khoảng 15% hay ít hơn nữa.
  • Lúc nào cũng nghĩ thân hình của mình xấu và mập.
  • Kinh nguyệt rối loạn hoặc không có kinh.
  • Bồn chồn hoặc thi hành những “nghi lễ” cố định khi tới giờ ăn.
  • Mệt mỏi, hay chóng mặt.
  • Trầm cảm.
  • Tim đập không đều.
  • Hơi thiếu máu.
  • Móng tay và tóc dễ gẫy.

Chứng ăn - nôn

  • Thường có những cơn ăn thật nhiều, gấp mấy lần số lượng ăn bình thường.
  • Cảm thấy không thể kiểm soát thói quen ăn uống của mình.
  • Sau khi ăn, tìm cách chống lên cân bằng cách tự làm nôn ra, uống thuốc xổ hay thuốc lợi tiểu, nhịn đói hay vận động cơ thể thật nhiều.
  • Quá chú ý một cách bất thường đến hình dạng thân thể và cân nặng.
  • Bị mất nước, mệt mỏi, yếu ớt.
  • Trầm cảm, bứt rứt.
  • Da khô, vàng.
  • Răng và lợi bị hư hoại do chất nước chua của bao tử khi nôn ra.
  • Má sưng lên do nôn thường xuyên.
  • Tim đập không đều.

Chứng ăn nhiều

  • Thường có những cơn ăn thật nhiều, ít nhất là 2 lần/tuần.
  • Không kiểm soát được việc ăn của mình.
  • Cảm thấy xấu hổ, mặc cảm tội lỗi.
  • Mệt mỏi, đau các khớp xương.
  • Bị bệnh túi mật.
  • Huyết áp và cholesterol tăng cao.

Khi nào thì nên nghi con mình bị những chứng trên?

Ở tuổi vị thành niên, các em thường có những thói quen ăn uống rất thất thường, bốc đồng và đôi khi theo thời. Chuyện ăn thật nhiều một lúc, nhịn ăn hay thử làm nôn ra cũng không phải là hiếm có ở các em gái tuổi này, ngay cả các em trai cũng vậy. Cha mẹ cần để ý nếu các chuyện này xảy ra thường xuyên vì đây có thể là triệu chứng các bệnh kể trên. Dù vậy đôi khi rất khó phân biệt được đâu là chuyện thông thường của tuổi này và đâu là mắc bệnh.

Đa số các em tuổi vị thành niên thường ăn kiêng để xuống cân và ngừng ăn kiêng sau một vài tuần. Cha mẹ cần lưu ý khi thấy con mình ngưng lên cân vào những năm trước tuổi dậy thì, là lúc các em cần lên có thể tới 4,5kg mỗi năm trong thời gian lớn vọt.

Các cư xử có thể là dấu hiệu bệnh rối loạn ăn uống:

  • Không muốn ăn cơm chung với gia đình.
  • Thường hay đi vào nhà tắm trong khi hoặc ngay sau khi ăn và ở trong đó lâu. Các em có thể mở nước để che tiếng nôn oẹ.
  • Vận động quá mức hay lúc nào cũng thắc mắc về chuyện cân nặng.
  • Chỉ muốn ở một mình. Không muốn gặp những người trong gia đình.
Phòng ngừa

Để phòng ngừa rối loạn ăn uống, vai trò của xã hội, nhất là của các phương tiện thông tin đại chúng là rất quan trọng. Hiện đã có hình ảnh các diễn viên, người mẫu không còn quá mỏng manh, gây ảnh hưởng không tốt đến nhận thức của thanh, thiếu niên. Tuy nhiên, cần phải tuyên truyền, mới có nhiều người hiểu và nhận thức rõ giới hạn của cân nặng và chiều cao bình thường, không bị ám ảnh quá mức, kiêng khem quá mức mà dẫn đến suy dinh dưỡng hoặc bị các rối loạn khác.

Với trẻ nhỏ, rối loạn ăn uống hay xảy ra sau một ấn tượng xấu liên quan đến ăn uống như bị ép ăn quá mức, ăn quá đơn điệu; món ăn gợi nhớ lại một kỷ niệm buồn, một ám ảnh sợ hãi như bỏng, đau, sặc... Biểu hiện thường ở 2 dạng sợ ăn do tâm lý và nôn do tâm lý.

Trẻ mắc bệnh thường rất sợ thức ăn, dễ nôn hoặc nôn vọt khi bắt đầu bữa ăn, thậm chí chỉ cần ngửi thấy mùi thức ăn hay nhìn thấy chén dĩa đựng thức ăn đã bị nôn. Lúc đầu trẻ chỉ sợ một vài món, sau đó sẽ sợ ăn và chuyển dần đến suy dinh dưỡng và bị các biến chứng của suy dinh dưỡng. Trẻ mắc chứng cuồng ăn sẽ dễ bị kích động, ưa bạo lực. Việc thay đổi hợp lý các món ăn, thay đổi môi trường ăn thích hợp, ăn đúng phương pháp, không ép ăn quá mức và ăn đúng thời điểm sẽ giúp ngăn ngừa và điều trị hiệu quả hơn.

Phụ huynh của trẻ bị chán ăn và nôn do tâm lý cũng cần được tư vấn kịp thời để giúp trẻ thoát khỏi căn bệnh này.

Điều trị

Càng sớm can thiệp khi bệnh mới bắt đầu thì kết quả càng khả quan. Thời gian bình phục có thể mất hàng tháng hay hàng năm, nhưng phần lớn đều khỏi.

Những thay đổi trong hành vi ăn uống có thể là do sự phối hợp nhiều bệnh khác nhau gây ra, do vậy bước đầu tiên phải làm là khám sức khoẻ tổng quát.

Trong việc chữa trị, không chỉ có bác sĩ tâm lý mà còn bao gồm các bác sĩ thuộc chuyên ngành liên quan như dinh dưỡng, đồng thời phải chữa cả bệnh thể lý để đạt hiệu quả cao nhất.

Việc điều trị có thể bao gồm: Giúp tạo lại các thói quen ăn uống lành mạnh; đồng thời tác động về mặt tâm lí để giúp người bệnh thay đổi niềm tin và hành vi có hại liên quan tới ăn uống. Bên cạnh đó có thể dùng thuốc trị trầm cảm để làm giảm bớt tâm trạng lo âu.

Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.