eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Chửa trứng

Chửa trứng là tình trạng thai nghén bất thường, trong đó một hay toàn bộ bánh rau bị thoái hóa thành các túi chứa dịch to, nhỏ, dính vào nhau thành từng chùm giống như trứng ếch. Nguyên nhân chính xác chưa được rõ nhưng có thể bao gồm: các khuyết tật trong trứng, các vấn đề bên trong tử cung, hoặc thiếu hụt dinh dưỡng. Phụ nữ dưới 20 hoặc trên 40 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

TRIỆU CHỨNG

Đau vùng chậu; Chảy máu âm đạo; Nôn quá nhiều; Không có chuyển động của thai nhi; Tử cung lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với tuổi thai dự kiến.

CHẨN ĐOÁN

Thực hiện khai thác bệnh sử và khám lâm sàng. Các bác sĩ sẽ lắng nghe nhịp tim của thai nhi và thực hiện siêu âm vùng chậu cho bệnh nhân để kiểm tra xem thai kỳ có điều gì bất thường hay không. Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm thai kỳ (BHCG) và siêu âm.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị bao gồm nạo hút trứng và sử dụng thuốc co hồi tử cung và kháng sinh. Đối với những phụ nữ trên 40 tuổi hoặc đã có đủ số con mong muốn thì có thể áp dụng biện pháp cắt toàn bộ tử cung để làm giảm nguy cơ biến chứng thành ung thư.

Tổng quan

Chửa trứng là tình trạng bệnh lý của rau thai. Bình thường, rau thai có nhiệm vụ nuôi dưỡng bào thai trong thời kỳ thai nghén. Trong trường hợp chửa trứng, rau thai phát triển bất thường thành những túi nhỏ giống như chùm nho chứa đầy nước lấn át sự phát triển của bào thai.  Trứng có thể phát triển thành một khối không có phôi thai (được gọi là chửa trứng toàn phần) hoặc có phôi thai bất thường (chửa trứng bán phần).

Chửa trứng thường lành tính, nhưng trong một số trường hợp có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: chửa trứng xâm lấn ( các gai rau  ăn sâu vào thành dạ con, gây chảy máu) hay ung thư  rau thai.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây chửa trứng đến nay vẫn chưa rõ ràng, người ta chỉ thấy các tế bào nuôi ở rau thai bị loạn sản và tăng sinh quá mức tạo thành các túi chứa dịch.

Chửa trứng thường gặp ở những phụ nữ trên 40 tuổi hoặc dưới 20 tuổi, những người có thai nhiều lần, những người có mức sống thấp, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ và hợp lý trong khẩu phần ăn.

Nguyên nhân khác

Ban đầu, người bịchửa trứng cũng có biểu hiện mang thai giống như những trường hợp mang thaibình thường khác, trước hết là tắt kinh, sau đó là nghén. Tuy nhiên những ngườichửa trứng thường nghén rất nặng, nôn nhiều, ăn vào lại nôn, nôn ra mật xanh, mậtvàng, người gầy sút. Một số trường hợp còn bị phù và cao huyết áp. Bên cạnhnghén nặng, thai phụ còn bị ra máu âm đạo (hay xảy ra từ tuần thứ 6 đến tuầnthứ 16 của thai kỳ), máu đen hoặc đỏ, dai dẳng, ít một, có thể tựcấm trong một thời gian ngắn. Do mất máu nên thai phụ mệt mỏi, xanh xao, niêmmạc nhợt, hay bị hoa mắt chóng mặt.

Một triệu chứng điểnhình nữa là tử cung của người chửa trứng to quá mức không tương xứng với tuổithai, có trường hợp chửa trứng mới 2-3 tháng mà tử cung đã to như người có thaibình thường 5-6 tháng. Tuy vậy khi sờ, nắn bụng thai phụ thì thấy mềm và khôngthấy khối thai, nếu làm siêu âm thì không thấy âm vang thai mà chỉ thấy hìnhảnh của các túi dịch.

Mặt khác nhiều ngườibệnh còn bị hồi hộp, run tay, vã mồ hôi do hormon thai nghén tăng cao. Ngoài ratrong quá trình tiến triển của chửa trứng dễ xuất hiện các biến chứng rất nguyhiểm như sảy thai trứng gây bung huyết nặng, hoặc thủng tử cung do thai trứngăn sâu vào lớp cơ tử cung

Phòng ngừa

Đây là phương pháp nhằm làm giảm nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm của chửa trứng.

  • Phát hiện sớm chửa trứng: Khi có thai, sản phụ nên đi khám thai định kỳ để phát hiện bệnh sớm để có phương án xử lý kịp thời.
  • Tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị.
Điều trị

Điều trị nội khoa

  • Nạo hút trứng: Khi người bệnh đã được xác định thai trứng cần phải lấy khối trứng ra ngoài càng sớm càng tốt bằng bằng cách nong nạo hay hút nạo.
  • Sử dụng thuốc co hồi tử cung và kháng sinh: Trong qua trình nạo hút cần sử dụng thuốc co hồi tử cung (oxytoxin) để cầm máu. Có thể dùng thêm kháng sinh để phòng ngừa nhiễm khuẩn.

Điều trị ngoại khoa

  • Phẫu thuật cắt tử cung: Đối với những phụ nữ trên 40 tuổi hoặc đã có đủ số con mong muốn thì có thể áp dụng biện pháp cắt toàn bộ tử cung để làm giảm nguy cơ biến chứng thành ung thư.
  • Lưu ý sau khi nạo hút thai trứng:
    • Lấy tổ chức mô nạo làm giải phẫu bệnh.
    • Bệnh nhân phải được theo dõi chặt chẽ và tuân thủ đúng chỉ định tái khám của bác sĩ. Trong thời gian theo dõi, bệnh nhân không được có thai, chỉ sau khoảng 2 năm theo dõi mà không thấy có biến chứng gì thì mới nên có thai lại.
Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.