eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Bỏng nắng

Bỏng nắng xảy ra do da tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng, tia cực tím từ mặt trời đốt cháy da. Để phòng bệnh tốt nhất nên sử dụng kem dưỡng da với SPF (yếu tố chống nắng) cao nhất.

TRIỆU CHỨNG

Đỏ da, lột da, ngứa, đau da, mụn nước. Các triệu chứng bắt đầu 6-48 giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng. Cháy nắng lặp đi lặp lại dẫn đến tổn thương vĩnh viễn và lão hóa da sớm. Cháy nắng nghiêm trọng có thể trở thành nhiễm độc ánh nắng, gây sốt, nôn mửa, ngất xỉu, nhầm lẫn.

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

ĐIỀU TRỊ

Tránh tiếp xúc với ánh nắng. Tắm nước mát giúp giảm kích ứng da. Nếu không bị nổi mụn nước, nên sử dụng kem dưỡng ẩm. Có thể sử dụng ibuprofen (Motrin / Advil) hoặc acetaminophen (Tylenol). Điều trị y tế khẩn cấp nếu có sốt, ngất xỉu, nôn mửa, đau nặng hay nhầm lẫn.

Tổng quan

Thời điểm hay gây bỏng nắng là khoảng giữa trưa từ 11 - 13 giờ, đây là khoảng thời gian mà nồng độ tia cực tím tập trung cao.

Sau khi đi nắng về hoặc làm việc ngoài môi trường ánh nắng, bệnh nhân thấy da các vùng hở như mặt, tam giác cổ áo, mu tay, cẳng tay có cảm giác bị rát, nóng hoặc châm chích, đôi khi có thể hơi ngứa.

Sau đó da các vùng này bị đỏ lên, lúc đầu đỏ nhạt sau mức độ đỏ cứ tăng dần. Có thể sưng nề và có cảm giác bị căng cứng vùng da đó. Độ vài giờ đồng hồ da bớt đỏ, bớt căng, rát.

Sau 1- 3 ngày da đỡ đỏ rồi trở nên thẫm màu và bong vảy nhẹ. Vảy nhỏ như phấn, cám và có thể bong vài lần mới dừng. Nền da phía dưới vẫn còn hồng nhạt hoặc có thể có màu nâu nhạt kiểu như rám nắng.

Trong ánh nắng có 2 loại tia tử ngoại A (UVA) có bước sóng 320-400 nanomet và tử ngoại B (UVB) bước sóng 290-320 nanomet. Tia tử ngoại chiếu trực tiếp cũng như tia được phản xạ từ cát, nước… đều có thể gây cháy nắng.

UVA xuyên sâu vào da có thể làm tổn thương hệ miễn dịch của da. Tia tử ngoại làm da cháy nắng và có thể gây nên ung thư da.

Nắng ở nước ta nhiều từ 1/5 đến 15/9 hàng năm, da sẽ tích lũy dần dần những tổn thương do tác động của nắng, nhiều tổn thương chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ nhưng một số cũng có thể là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư da chết người.

Nguyên nhân

Bạn dễ bị bỏng nắng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc nguồn tia cực tím khác vào lúc mặt trời tiếp xúc gần nhất với trái đất trong khoảng thời ian từ 10h30 đến 15h hàng ngày. Ngay cả khi trời râm, nhiều mây, bạn cũng có thể bị bỏng nắng do các đám mây không thể ngăn ngừa tia cực tím tác động lên da.

Bỏng nắng bắt đầu khi cơ thể không sản xuất đủ lượng melanin để bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím.

Bỏng nắng xuất hiện ít nhất là sau 15 phút sau khi phơi nắng đối vớ những người sở hữu làn da sáng màu trong khi đó sẽ mất hàng tiếng đồng hồ với những người da sậm màu.

Nguyên nhân khác

Bỏng nắng tạm thời

  • Bỏng nắng tạm thời là kết quả của việc không sử dụng sản phẩm bảo vệ da thích hợp khi tắm nắng hoặc khi cho da tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời ở cường độ mạnh và gây hậu quả tức thì.
  • Làn da trở nên nhạy cảm, đỏ, yếu, sưng phồng và mỏng hơn.
  • Bạn có cảm giác nhức nhối và có thể bị rát, một số trường hợp còn bị sốt nhẹ.
  • Thậm chí, làn da còn có thể bị rộp, bong tróc kéo dài vài ngày.
  • Bỏng nắng tạm thời cũng có thể gây đau đớn trong khoảng 6-48 giờ sau khi phơi nắng.

Bỏng nắng tích luỹ

  • Bỏng nắng tích luỹ là hiện tượng làn da bị tác động tiêu cực của ánh nắng mặt trời tích luỹ dần dần trong thời gian dài.
  • Hậu quả của bỏng nắng tích luỹ không nhìn thấy ngay sau khi ra nắng mà tích tụ dần dưới da và sau một khoảng thời gian đủ dài nhất định sẽ hiện lên trên bề mặt da. Không bị tác động ngay và rõ rệt như bỏng nắng cấp, nhưng bỏng nắng tích luỹ gây hậu quả nặng nề, khó khắc phục hơn.
  • Khi bị bỏng nắng tích luỹ, da thường có dấu hiệu sạm thâm, da thô, dầy bì, nhiều tế bào chết và sừng hoá, nặng hơn là hiện tượng lão hoá với nám và nhiều nếp nhăn.
Phòng ngừa

Để phòng cháy nắng, mỗi khi ra nắng, đi găng, đội mũ, đeo kính và đeo khẩu trang. Nếu không có việc cần, tốt nhất là không đi ra ngoài đường trong khoảng thời gian từ 10 - 15 giờ.

Phòng hơn chữa, vậy nên để phòng tránh cháy nắng, bạn đừng quên thoa kem chống nắng có chỉ số SPF > 30. Nếu đi biển, bạn cần chọn loại kem chống nắng không thấm nước. Ngoài ra, cần đội mũ rộng vành, đeo kính râm và mang thêm ô, dù khi đi biển.

Điều trị
  • Tắm nước lạnh nhưng không phải là nước đá. Không thêm muối hoặc bất cứ loại tinh dầu nào vào trong nước.
  • Không dùng tay hoặc dao cạo để cạo đi lớp da bị cháy nắng.
  • Dùng khăn mặt ẩm hoặc khăn mềm để lau khô da sau tắm.
  • Sử dụng kem chống nắng có chứa tinh chất lô hội làm mát.
  • Sử dụng kem làm mát hoặc trị sưng tấy da với sự tư vấn của bác sĩ da liễu.
  • Không ra nắng vào thời điểm da đang bị cháy nắng.
  • Nếu bạn bị mệt mỏi hoặc buồn nôn thì nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
  • Sau khoảng 4 - 7 ngày, tình trạng làn da cháy nắng sẽ được cải thiện, lớp da cháy nắng sẽ bị bong đi và tái tạo lớp da mới. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thường xuyên để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ khiến da nhanh lão hóa, hình thành các nếp nhăn, thậm chí là tiềm ẩn nguy cơ ung thư da.
  • Trong trường hợp bị cháy nắng nặng, bạn nên dùng các loại kem có chứa cortison (liều lượng và cách dùng phải có ý kiến của bác sĩ) sẽ có kết quả tốt hơn.
  • Các loại thuốc chống viêm, loét cũng có tác dụng chữa lành chứng cháy nắng, đặc biệt nếu dùng kèm nó với kem đặc trị. Riêng với những người bị bệnh đau dạ dày, xuất huyết dạ dày thì không nên dùng thuốc kháng viêm.
Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.