eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Béo phì

Là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại cơ thể. Bệnh béo phì có thể được định nghĩa và phân loại bằng cách sử dụng chỉ số khối cơ thể (BMI). Chỉ số khối cơ thể (BMI) sẽ được tính theo công thức: trọng lượng cơ thể của 1 người (tính bằng kg) chia cho bình phương chiều cao (tính bằng mét). Đối với người trưởng thành, chỉ số BMI bình thường = 18,5-24,9; thừa cân = 25,0-29,9; BMI ≥ 30 là béo phì.

Béo phì là nguyên nhân thứ hai dẫn đến tử vong sau hút thuốc và có liên quan với bệnh tiểu đường type 2, cholesterol cao, bệnh tim, viêm khớp, sỏi mật, ngưng thở khi ngủ, và ung thư. Có nhiều nguyên nhân gây béo phì như di truyền, các yếu tố môi trường, hội chứng suy giáp và thuốc Cushing. Trong đại đa số trường hợp không có nguyên nhân thứ phát được xác định.

TRIỆU CHỨNG

Các triệu chứng bao gồm: đau lưng, đau hông, đau đầu gối, đau mắt cá chân, đau cổ, đau ngực, khó thở, buồn bã, trầm cảm, ngủ ngáy, phát ban trong các nếp gấp của da, mồ hôi quá nhiều.

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Tính chỉ số BMI. Xét nghiệm chức năng tuyến giáp. Kiểm tra bổ sung có thể được yêu cầu.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị nhằm mục đích giảm lượng calo kết hợp với duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục. Chương trình giảm cân cần được bác sĩ và / hoặc chuyên gia dinh dưỡng tư vấn. Liệu pháp thay đổi hành vi và hỗ trợ xã hội có thể giúp đạt kết quả tích cực. Thuốc có thể được sử dụng gồm orlistat, bupropion, lorcaserin, phentermine và diethylpropion. Phẫu thuật thu hẹp dạ dày thường được cân nhắc áp dụng cho những bệnh nhân có BMI lớn hơn 40, hoặc cho những người có chỉ số BMI từ 35-40 có kèm bệnh tiểu đường.

Tổng quan

Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể. Bệnh béo phì có thể được định nghĩa và phân loại bằng cách sử dụng chỉ số khối cơ thể (BMI).

Chỉ số khối cơ thể (BMI) sẽ được tính theo công thức: trọng lượng cơ thể của 1 người (tính bằng kg) chia cho bình phương chiều cao (tính bằng mét).

BMI = W (kg) / (m)

Bảng phân loại thừa cân, béo phì ở người lớn và trẻ em là khác nhau. Đối với người trưởng thành, BMI ≥ 30 là béo phì. Béo phì là một bệnh lý độc lập nhưng là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, sỏi mật, ung thư…

Nguyên nhân
  • Chế độ ăn không hợp lý, ăn nhiều chất béo, chất ngọt và ăn quá nhiều so với nhu cầu cơ thể.
  • Hoạt động thể lực ít: Sống tĩnh tại, ít hoạt động thể lực và rèn luyện thể dục thể thao.
  • Ngoài ra còn có các yếu tố khác như yếu tố kinh tế xã hội, yếu tố di truyền… Đồng thời người ta còn nhận thấy trẻ em bị suy dinh dưỡng sớm đến khi trưởng thành dễ bị béo phì.
Nguyên nhân khác

Thị lực kém

Căn bệnh béo phì hayảnh hưởng nhiều nhất là đến thị lực của chúng ta. Lượng đường cao trong cơ thểsẽ làm tròng mắt bị giãn và làm giảm thị lực đáng kể. Ngoài ra, các dây thầnkinh thị giác cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.

Thường xuyên đóibụng

Bạn sẽ thường xuyênđói bụng mặc dù vẫn ăn uống điều độ và không hề hoạt động nhiều. Béo phì sẽngăn chặn glucose (đường) đi vào các tế bào, khi đó cơ thể sẽ không thể chuyểnhoá các thức ăn thành năng lượng cho chúng ta hoạt động trong ngày.

Viêm da

Với lượng đường caotrong cơ thể, khả năng bảo vệ bạn khỏi căn bệnh viêm da bị suy yếu. Ngoài ra,các phụ nữ bị chứng béo phì sẽ rất khó để phục hồi khi bị viêm nhiễm ở vùng “côbé” và phần thận.

Tê chân tay

Nồng độ đường caotrong cơ thể sẽ phá hoại các dây thần kinh và các mạch máu đem thức ăn để nuôisống các dây thần kinh đó. Vì vậy, bạn sẽ thường xuyên bị tê ở chân và tay.

Rối loạn cương dương

Các nghiên cứu chobiết, 35% đến 75% đàn ông béo phì đều mắc phải triệu chứng này. Nếu như mộtngười đàn ông lớn hơn 50 tuổi thường xuyên bị chứng rối loạn này thì khả năngmắc bệnh béo phì sẽ cực kỳ cao.

Mệt mỏi cơ thể

Cơ thể mệt mỏi cũnglà một trong những triệu chứng hàng đầu của căn bệnh béo phì. Glucose sẽ khôngđi vào trong các tế bào và tạo ra lượng năng lượng mà chúng ta cần.

Luôn khát nước

Một trong nhữngtriệu chứng khác của béo phì chính là luôn luôn khát nước và bị khô miệng.

 

Phòng ngừa
  • Kiểm tra cân nặng thường xuyên để tự đánh giá được tình trạng dinh dưỡng.
  • Khẩu phần ăn cần cân đối, hợp lý, nên phối hợp nhiều loại thực phẩm, tránh cách ăn chỉ riêng một loại thực phẩm nào đó (có thể do khẩu phần ăn đơn điệu, hoặc có bạn chỉ 'nghiện' mỗi món gà rán, nên bữa nào cũng chỉ ăn có 1 món gà rán! ăn kiểu này sẽ không tốt cho sức khỏe đâu các bạn nhé!) .
  • Duy trì thường xuyên các hoạt động thể lực phù hợp với lứa tuổi.
  • Tăng cường công tác truyền thông giáo dục dinh dưỡng về phòng tránh thừa cân - béo phì và các bệnh mãn tính có liên quan đến dinh dưỡng, phổ biến '10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý'.
Điều trị
  • Tiết thực giảm trọng lượng:

Là cách đầu tiênmà người béo phì nên nghĩ đến và được áp dụng một cách rộng rãi.

Cách thức chính là tiết thực giảm calo, giảm mỡvà vài thức ăn có khả năng giảm sinh năng lượng cho cơ thể

  • Hoạtđộng thể lực và tập thể dục:

 Hoạt động thể lực và tập thể dục làm tăng sựtiêu dùng năng lượng, là điều trị đầu tiên cho những bệnh nhân quá tải và béophì.

  • Điều trị béo phì bằng thuốc:

Sau 12 tuần tiết thực giảm trọng lượng và luyệntập thể dục mà cân nặng của bệnh nhân béo phì không được cải thiện thì được chỉđịnh dùng thuốc. Tất cả các thuốc đều có tác dụng phụ, làm mất sự ăn ngonmiệng, giảm trọng lượng nên chỉ được dùng sau khi đã cân nhắc giữa lợi ích vàtác hại của cách điều trị này.

  • Phẫuthuật:

Đây là trường hợp ngoại lệ, chỉ áp dụng chodạng béo phì quá trầm trọng, đe dọa sự sống của chính bệnh nhân ( những ngườiquá >50% trọng lượng lý tưởng, và <45 tuổi)

Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.