Bệnh tim bẩm sinh là các vấn đề với cấu trúc của trái tim các dị tật của buồng tim, xảy ra từ lúc còn là bào thai. Những dị tật tim có thể liên quan đến bất kỳ phần nào của tim bao gồm buồng tim, van tim, vách tim, các động mạch và tĩnh mạch của tim. Chúng có thể làm gián đoạn dòng chảy bình thường của máu qua tim khiến cho cơ thể trẻ không nhận đủ oxy. TBệnh tim bẩm sinh nặng thường được chẩn đoán ngay khi trẻ sinh ra. Với trẻ bị dị tật tim nhẹ hơn, triệu chứng dần xuất hiện khi trẻ lớn lên.Một số dị tật tim có thể rất nghiêm trọng và thậm chí dẫn đến tử vong.
Khó thở; da xanh xao; bị tím môi, đầu ngón tay, ngón chân; kém ăn; mệt mỏi; ngất; đau ngực; nhịp tim nhanh; thở gấp; chậm phát triển.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.Khí máu động mạch (ABG), thông tim, xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), siêu âm tim (ECHO), điện tâm đồ (EKG), chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ (MRI), xét nghiệm Tronopin, chụp x-quang, siêu âm tim qua thực quản (TEE).
Điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của dị tật tim và có thể bao gồm thuốc men, phẫu thuật hoặc ghép tim. Nhiều trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh có thể sống cuộc sống bình thường.
Bệnh tim bẩm sinh là các dị tật của buồng tim, van tim, vách tim và các mạch máu lớn, xảy ra từ lúc còn là bào thai. Tần suất bệnh tim bẩm sinh nói chung trên thế giới là 8/1.000 trẻ sinh ra còn sống. Trẻ có tật tim bẩm sinh là trẻ khi mới vừa sinh ra đã có những bất thường trong cấu trúc của buồng tim, các vách ngăn trong tim, các van tim, những mạch máu lớn xuất phát từ tim.
Bệnh tim bẩm sinh nặng thường được chẩn đoán ngay khi trẻ sinh ra. Với trẻ bị dị tật tim nhẹ hơn, triệu chứng dần xuất hiện khi trẻ lớn lên. Bệnh diễn tiến có thể khiến trẻ gặp các triệu chứng như: hay mệt, ngất, chậm phát triển, suy dinh dưỡng, viêm phổi tái đi tái lại, suy tim, tử vong…
Với các bệnh này, điều trị thuốc chỉ làm giảm triệu chứng chứ không sửa chữa được tổn thương.
Hiện nay ngành phẫu thuật tim rất phát triển, phần lớn các bệnh tim bẩm sinh được điều trị khỏi hẳn nhờ phẫu thuật. Một số bệnh lý tim bẩm sinh có tổn thương phức tạp, không thể điều trị hoàn toàn.
Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng cách có thể phát triển như những trẻ cùng trang lứa, hòa nhập tốt vào xã hội. Chăm sóc tốt cho những trẻ này không phải là vấn đề đơn giản. Chính vì vậy, cha mẹ có vai trò rất lớn trong việc phối hợp với ngành Y tế để điều trị trẻ bị bệnh tim bẩm sinh.
Với những tiến bộ của y học hiện nay, một số nguyên nhân của bệnh tim đã được tìm thấy.
Trong một số trường hợp, trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nhưng không có biểu hiện gì do dị tật nên rất khó chẩn đoán tim bẩm sinh.
Một số dị tật khác cũng hay đi kèm với bệnh tim bẩm sinh như: hội chứng Down, sứt môi - chẻ vòm, thiếu hoặc thừa ngón tay - ngón chân, tật đầu to, đầu nhỏ… Cần đưa trẻ đi khám bệnh ngay nếu phát hiện trẻ có những triệu chứng khác lạ sau:
Khi biết con mình mắc bệnh tim bẩm sinh, cha mẹ cần hỏi bác sĩ chuyên khoa tim mạch về tất cả những vấn đề quan tâm như: đặc điểm tổn thương, diễn tiến của bệnh, cách thức điều trị, nếu có phẫu thuật thì thời điểm nào tốt nhất để phẫu thuật, cách chăm sóc trẻ tại nhà… để có thể hiểu về bệnh của trẻ nhằm xử trí đúng cách.
Đợi bệnh để điều trị là rất tai hại và tốn kém. Cần có biện pháp dự phòng thích hợp để tránh nguy cơ bị bệnh. Các biện pháp sau người mẹ có thể áp dụng: