Là bệnh phổ biến nhất của chứng mất trí. Sa sút trí tuệ (dementia) là một rối loạn não có ảnh hưởng đến trí nhớ. Trong giai đoạn nặng, bệnh nhân gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày, không nhận ra người thân quen. Rối loạn phổ biến hơn ở những bệnh nhân lớn tuổi, mặc dù đây không phải là một phần của quá trình lão hóa thông thường. Nguy cơ mắc bệnh tăng lên nếu bị cao huyết áp, chấn thương đầu và lịch sử gia đình có người mắc bệnh Alzheimer.
Các triệu chứng thường xuất hiện từ từ và xấu dần đi, bao gồm các vấn đề về trí nhớ, không có khả năng để thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, vấn đề ghi nhớ những người, sự thay đổi trong tính cách, vấn đề nói, và thay đổi hành vi.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Các kiểm tra sẽ được thực hiện để loại trừ đột quỵ, nhiễm trùng, khối u não hay vấn đề trao đổi chất. Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) và chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp chẩn đoán bệnh. Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP).
Không có thuốc làm chậm sự tiến triển của bệnh. Một số loại thuốc có thể cải thiện chức năng hàng ngày của bệnh nhân, bao gồm: donepezil (Aricept), rivastigmine (Exelon), galantamine (Reminyl) và memantine (Namenda). Đơn giản hóa thói quen hàng ngày của bệnh nhân có thể hữu ích. Khi bệnh tiến triển, điều quan trọng là cung cấp hỗ trợ cho bệnh nhân và gia đình thông qua những người chăm sóc và các nhóm hỗ trợ.
Sa sút trí tuệ (dementia) là mất khả năng về trí lực và giao tiếp xã hội ở mức độ gây khó khăn cho cuộc sống hàng ngày. Sự thoái hóa mô não đang bình thường với nhiều nguyên nhân chưa được biết rõ, gây nên sự suy sụp dần dần trí nhớ và trí tuệ bệnh nhân.
Đây là bệnh gây tử vong ở người cao tuổi đứng hàng thứ 4 hiện nay, có khoảng 4 triệu người Mỹ và hơn 8 triệu người trên thế giới mắc bệnh. Những yếu tố sau đây góp phần tăng khả năng mắc bệnh Alzheimer:
Nhờ tiến bộ trong lĩnh vực hình ảnh học, người ta đã phát hiện người bệnh Alzheimer bị mất tế bào thần kinh và giảm thể tích những vùng não chi phối trí nhớ, vùng đảm nhận tâm thần kinh.
Dưới kính hiển vi điện tử, khi xem xét mô não về tế bào học thấy có tổn thương về mặt sinh học, đó là sự thoái hóa của các sợi dây thần kinh, hoặc bị tổn thương chỉ còn là những ống nhỏ ngăn cản vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi tế bào thần kinh. Vấn đề này liên quan đến một protein có tên là TAU. Kế đến là sự xuất hiện của một protein gọi là beta amyloid, chúng không hòa tan nên tích tụ thành những mảng keo.
Ở bệnh nhân Alzheimer, những chất này nằm xung quanh các tế bào thần kinh chết, một loại protein tiền chất amyloid (amyloid precursor protein, viết tắt là APP) cũng tồn tại ở đây giúp cho hoạt động hủy hoại tế bào thần kinh của beta amyloid. Sự có mặt quá nhiều của beta amyloid sẽ làm giảm chất trung gian dẫn truyền thần kinh acetylcholine cần thiết cho trí nhớ.
Beta amyloid cũng ngăn chặn sự vận chuyển ion kali, natri, canxi qua màng tế bào (giúp cho quá trình truyền tín hiệu thần kinh). Ngoài ra còn có vai trò của một số chất protein khác như ERAB (endoplasmic-reticulum associated binding protein), mảng AMY (giống beta amyloid), Par-4 (prostate apoptosis response - 4).
Nhiều nghiên cứu đã cố gắng đi sâu tìm hiểu tại sao beta amyloid lại gây tổn thương não trong bệnh Alzheimer và đã phát hiện ra sự xuất hiện của các gốc ôxy tự do. Sự xuất hiện nhiều chất này sẽ làm tổn thương tế bào thần kinh.
Thật ra, sự xuất hiện các chất ôxy hóa là sản phẩm của hầu hết những phản ứng hóa học trong cơ thể con người nhưng với một lượng dư thừa sẽ gây hại (chất ôxy hóa cũng đóng vai trò quan trọng trong bệnh sinh của bệnh mạch vành và ung thư). Ngoài ra chất ôxy hóa cũng liên quan với đáp ứng miễn dịch, đó là phản ứng viêm (men cyclooxygenase và prostaglandin làm tổn thương tế bào thần kinh).
Các gen đóng vai trò gây khởi phát muộn Alzheimer là ApoE2, ApoE3, ApoE4. Còn những đột biến gen PS1, PS2 hoặc gen kiểm soát APP sẽ làm cho bệnh Alzheimer khởi phát sớm hơn.
Giảm estrogen sau mãn kinh có liên quan rõ rệt đến giảm trí nhớ và sa sút tâm thần.
Nhiễm trùng, nhiễm kim loại (người ta phát hiện kẽm, đồng tích tụ trong mô não người bị Alzheimer), môi trường điện từ trường, nhiễm độc...
Một số yếu tố khác đã được xác định có liên quan Alzheimer là homocystein, sự thiếu hụt vitamin nhóm B, trầm cảm, chấn thương đầu, nhóm người có điều kiện kinh tế kém và học vấn thấp...
Sự suy giảm và rối loạn trí nhớ xuất hiện từ độ tuổi trung niên là biểu hiện thường thấy nhất của bệnh Alzheimer. Hãy thực hiện những bí quyết sau từ trẻ để giảm bệnh Alzheimer hữu hiệu khi về già.
Các nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Medicine (Mỹ) đã chỉ ra rằng những người uống từ 3 khẩu phần nước ép rau quả mỗi tuần trở lên sẽ giảm 76% nguy cơ phát triển các triệu chứng của bệnh Alzheimer so với những người uống nước rau quả ép chưa tới 1 khẩu phần mỗi tuần.
Những người có lượng đường máu cao không thể uống nước ép quả thì nên chuyển sang các loại nước rau ép.Với những người không thích uống nước ép, biện pháp hiệu quả là ăn đủ lượng rau cần thiết.
Nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Neuroscience đã chỉ ra rằng chế độ ăn giàu axít béo omega-3 đặc biệt là DHA có thể giảm đáng kể tiến trình của bệnh Alzheimer được thí nghiệm ở chuột.
Các nhà khoa học trên toàn thế giới đã nhất trí rằng việc sử dụng thực phẩm giàu axít béo omega-3 rất cần thiết cho việc phát triển và duy trì hệ thần kinh khoẻ mạnh để đầy lùi bệnh Alzheimer.
Một số thực phẩm giàu axít béo omega-3 như: dầu gan cá, quả óc chó tươi ngâm trong nước vài giờ, rong tảo biển, rau sam, hạt lanh, cá hồi...
Theo các nghiên cứu được trình bày trong Cuộc họp thường niên lần thứ 58 nghiên cứu về Thần kinh ở Mỹ vào tháng 4/2006, thì những người thừa cân ở độ tuổi từ 40 trở lên có nguy cơ bị bệnh Alzheimer cao hơn so với những người có cân nặng vừa phải ở cùng độ tuổi.
Các tế bào não cũng giống như các tế bào vùng cơ nên chúng cần được tập luyện đều đặn để giữ sự khoẻ mạnh và săn chắc.Nếu công việc hàng ngày của bạn ít vận động, tập thể dục đều là biện pháp giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và tăng cường sức khoẻ toàn diện.
Theo Viện Sức khoẻ Quốc tế thì thành phần quan trọng trong hợp chất nhôm có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh gây bệnh Alzheimer.
Những nguồn phổ biến nhôm nên tránh như:
Các nghiên cứu khoa học vẫn chưa biết chính xác sự liên quan giữa thuỷ ngân và nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, nghiên cứu năm 2001 đăng tải trên tạp chí NeuroReport đã chỉ ra rằng việc xông hít hơi thuỷ ngân có thể gây ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh, gây ra những tổn thương giống biểu hiện ở những người mắc bệnh Alzheimer.
Nguồn thuỷ ngân phổ biến sau nên tránh:
Cho đến nay, chưatìm ra phương pháp chữa trị làm đảo ngược quá trình của bệnh Alzheimer nhưngchúng ta có thể làm chậm tiến triển bệnh. Các loại thuốc ức chế menacetylcholinesterase có tác dụng trên những vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất trongbệnh Alzheimer. Thuốc có khả năng dung nạp tốt, nhưng vẫn có vài tác dụng phụnhư buồn nôn, nôn, rối loạn nhịp tim...
Nếu bệnh nhân có cáctriệu chứng trầm cảm, hoang tưởng, ảo giác đi kèm thì cần điều trị bằng cácthuốc chống trầm cảm (nhóm SSRI) và thuốc an thần. Việc điều trị này phải dobác sĩ chuyên khoa tâm thần đảm nhiệm. Liều thuốc chỉ dùng bằng 1/3 đến 1/2liều người lớn thông thường. Khi bệnh nhân có kích động, trầm cảm, hoang tưởng,ảo giác nặng thì phải nhập viện điều trị.