eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Bệnh liệt rung (Parkinson)

Là bệnh do suy thoái một phần não gọi là "substantia nigra

Tổng quan

Bệnh Parkinson là một rối loạn của hệ thần kinh trung ương làm suy yếu khả năng vận động, lời nói và các chức năng khác. Bệnh có đặc điểm cứng cơ, run, tư thế và dáng đi bất thường, chuyển động chậm chạp và trong trường hợp bệnh nặng người bệnh có thể mất đi một số chức năng vận động.

Bệnh xuất hiện khi có một số tế bào thần kinh nằm ở một phần của não (gọi là chất đen) bị chết hoặc bị mất khả năng hoạt động. Thông thường, những tế bào này sản sinh ra một chất, gọi là dopamin. Chất dopamin này làm cho các cơ bắp của cơ thể hoạt động phối hợp với nhau trơn tru nhịp nhàng. Nếu như khoảng 80% tế bào thần kinh sản sinh ra dopamin bị hỏng, thì sẽ xuất hiện các triệu chứng của bệnh Parkinson.

Thông thường, bệnh Parkinson tấn công ở người lứa tuổi từ 50 trẻ lên nhưng hiện căn bệnh này cũng đang trẻ hóa. Parkinson là một trong những bệnh liên quan đến cử động của cơ thể phổ biến nhất, gặp trong khoảng 1% người trên 60 tuổi, nam bị nhiều hơn nữ gấp 1,5 lần, và càng ngày càng xuất hiện nhiều.

Độ tuổi khởi bệnh trung bình vào khoảng 60 tuổi. Tuy nhiên ngày càng có nhiều bệnh nhân mắc bệnh khi mới 30-40 tuổi. Đây là một bệnh tương đối phổ biến với tỷ lệ mắc là 90-100/100.000 dân.

Nguyên nhân

Do cơ thể bị thiếu một chất tên là Dopamin. Đây là một chất dẫn truyền thần kinh điều khiển các hoạt động và thăng bằng. Chất này cũng cần thiết cho chức năng chính của hệ thống thần kinh trung ương. Dopamin còn có chứng năng giúp truyền tin bằng các dấu hiệu điện hóa học từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác.

Nguyên nhân khác

Các biểu hiện chính của bệnh:

  • Run: thường là run khi nghỉ, tần số run khoảng 3-5 lần trong 1 giây, đôi khi run bàn tay và các ngón giống như người đang vê thuốc lá. Khi cử động thì run lại giảm đi. Run có thể ở tay, cả tay lẫn chân, có thể run cả cằm và run môi.
  • Cử động chậm chạp, khó khởi động một động tác, làm việc nhà và vệ sinh cá nhân cũng rất chậm chạp. Bệnh nhân khó xoay trở người, khi đi cũng như khi đứng, khi nằm.
  • Cứng đờ: khi người ngoài tìm cách co hoặc duỗi tay hay chân của người bệnh, sẽ có cảm giác nặng và khó, giống như bẻ một ống chì hay một hay xoay một bánh xe răng cưa vậy.
  • Khó giữ thăng bằng, bệnh nhân dễ bị té và dễ bị chấn thương.

Các dấu hiệu khác của bệnh Parkinson có thể là:

  • Chữ viết nhỏ và khó đọc.
  • Nét mặt đờ đẫn ít biểu cảm.
  • Bước đi kéo lết chân, dáng đi lưng còng xuống.
  • Nói tiếng nhỏ khó nghe.
  • Trầm cảm.
Phòng ngừa

Vì nguyên nhân củabệnh Parkinson không rõ, cách dứt khoát để ngăn chặn bệnh cũng vẫn là một bíẩn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng caffeine - được tìm thấy trong trà,cà phê, cola có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh Parkinson.

Điều trị

Bởi vì đa số các triệu chứng của bệnh là do thiếu hụt chất dopamin, nên người ta đã chế ra các thuốc nhằm thay thế cho dopamin, hoặc bắt chước tác dụng của dopamin trên não.

Các thuốc này làm giảm run, giảm cứng đờ và chậm chạp do bệnh Parkinson gây ra. Gần đây, người ta còn nghiên cứu một số thuốc mới nhằm làm chậm quá trình bệnh lại. Việc dùng thuốc không chữa tiệt căn được bệnh, nhưng giúp cải thiện chất lượng cuộc sống rất nhiều, nhiều người bệnh có thể duy trì cuộc sống và công việc gần bình thường nhờ thuốc.

Thuốc chính yếu được dùng cho bệnh Parkinson là levodopa, với các tên thường dùng ở Việt Nam là Madopar, Syndopa, Sinemet… Những thuốc này rất hiệu quả cho bệnh, nhất là trong 3-5 năm đầu, người ta gọi là tuần trăng mật của thuốc.

Tuy nhiên, dùng liều cao và kéo dài có thể có vài biến chứng muộn về sau, như loạn vận động, ảo giác, hiện tượng tác dụng thuốc trở nên thất thường. Vì vậy, trong giai đoạn bệnh nhẹ người ta cố gắng dùng loại thuốc khác, và về sau cũng phối hợp thuốc với nhau, đó là các thuốc như pramipexole, ropinirole.

Ngoài ra còn có nhiều thuốc khác nữa, như apomorphine, bromocriptine, pergolide, rasagiline, selegiline, entacapone, tolcapone, amantadine …

Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.