eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Bại não trẻ em

Bại não là tổn thương một hoặc nhiều phần của bộ não, gây ra một nhóm các rối loạn ảnh hưởng đến nhiều chức năng của não, bao gồm chuyển động, thị giác, cảm giác, khả năng tư duy và ngôn ngữ. Nguyên nhân gây ra thường do chấn thương não trước hoặc trong khi sinh. Có nhiều loại bại não bao gồm co cứng, dyskinetic, ataxic, giảm trương lực và loại phức tạp. Không có cách chữa bại não.

TRIỆU CHỨNG

Yếu ớt, bắp thịt mềm, chậm phát triển tâm thần, động kinh, có các vấn đề về ngôn ngữ, bất thường về thị giác, co cứng, khó đi bộ.

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) và chụp cộng hưởng từ (MRI). Kiểm tra bổ sung có thể được yêu cầu.

ĐIỀU TRỊ

Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng, có thể bao gồm: hỗ trợ điều trị, vật lý trị liệu, niềng răng, trị liệu nghề nghiệp và / hoặc giáo dục đặc biệt.

Tổng quan

Bại não (hay liệt não) là tổn thương một hoặc nhiều phần của bộ não có chức năng điều khiển vận động, gây rối loạn vận động và tư thế. Biểu hiện bệnh từ nhẹ tới nặng, gồm cả những dạng tê liệt.

Nguyên nhân
  • Nhiễm khuẩn trong thời kỳ mang thai như Rubella (sởi Đức), bệnh do vi-rút cự bào, nhiễm toxoplasmosis, có thể gây tổn thương não của bào thai và gây bại não sau này.
  • Thiếu oxy não bào thai, xảy ra trong trường hợp nhau thai bị bóc tách khỏi thành tử cung trước khi sinh, có thể làm giảm lượng oxy cung cấp cho bào thai.
  • Trẻ sinh non nhẹ cân có nguy cơ mắc bệnh bại não nhiều hơn những trẻ sinh đủ tháng gấp 30 lần.
  • Biến chứng trong quá trình chuyển dạ làm cho trẻ sơ sinh bị ngạt là nguyên nhân gây ra khoảng 10% các trường hợp bại não.
  • Bất đồng nhóm máu Rh giữa người mẹ và bào thai có thể gây tổn thương não dẫn đến bại não.
  • Những dị tật bẩm sinh, trẻ có những bất thường về cấu trúc não, mắc bệnh di truyền... đều làm tăng nguy cơ bại não.
  • Có một số trẻ bị bại não mắc phải sau khi sinh, do tổn thương não bộ xảy ra trong 2 năm đầu. Nguyên nhân phổ biến nhất của các tổn thương này là: nhiễm khuẩn não và chấn thương vùng đầu.
Nguyên nhân khác

Có ba thể bại não:

  • Bại não thể liệt cứng: có đến 70-80% số người bị mắc bệnh bại não thể liệt cứng có triệu chứng các cơ co cứng, cử động khó khăn. Nếu cả hai chân đều bị liệt cứng, trẻ rất khó khăn khi đi vì các cơ bó sát trong hông và chân làm cho hai chân chụm vào nhau và giao nhau tại đầu gối, kiểu như cắt kéo. Trường hợp chỉ một bên cơ thể bị liệt, tức là liệt cứng nửa người, thường là cánh tay bị liệt nặng hơn chân. Trường hợp nặng nhất là liệt cứng tứ chi, trong đó cả 2 tay, 2 chân và thân người bị liệt và cả các cơ môi miệng, lưỡi cũng bị liệt. Trẻ bị liệt cứng tứ chi thường bị chậm phát triển trí não...
Triệu chứng bại não trẻ em - ảnh 1
  • Bại não thể loạn động: khoảng 10-20% số trẻ mắc bệnh bại não là thể loạn động, ảnh hưởng toàn bộ cơ thể. Đặc trưng thể bệnh này là sự thay đổi thất thường của trương lực cơ lúc tăng, lúc giảm, thỉnh thoảng có những cử động không kiểm soát được, có thể là những cử động chậm và đau hoặc nhanh và giật giật. Trẻ mắc bệnh thường không có tư thế ngồi hoặc dáng đi bình thường. Do các cơ mặt và lưỡi bị ảnh hưởng, nên trẻ gặp khó khăn khi bú, nuốt và nói.
  • Bại não thể thất điều: có khoảng 5-10% số trẻ bại não là thể thất điều. Bệnh làm cho trẻ không có khả năng cân bằng tư thế và phối hợp động tác. Trẻ bệnh đi với một dáng điệu không vững. Trẻ rất khó thực hiện những cử động cần phải có sự phối hợp chính xác như viết chữ.
Phòng ngừa
  • Phụ nữ khi mang thai cần phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm vi-rút, toxoplasmosis bằng cách ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, không thức khuya, không làm việc quá sức vì dễ bị cảm cúm.
  • Thường xuyên rửa tay sau khi tiếp xúc với đồ vật và trước khi ăn.
  • Đeo khẩu trang mỗi khi ra đường, khi đến nơi công cộng như chợ, siêu thị, trường học...
  • Nên khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa sản để chuẩn bị tốt cho cuộc đẻ, tránh các tai biến sản khoa như sinh non, trẻ sơ sinh bị ngạt...
  • Trường hợp mẹ và thai nhi bất đồng nhóm máu Rh, mà mẹ là Rh âm và con là Rh dương thì người mẹ cần tiêm Rh immune globulin vào tuần thứ 28 trong thời kỳ mang thai và tiêm nhắc lại một lần nữa sau khi sinh cho đứa trẻ mang Rh dương.
  • Chăm sóc cẩn thận, tránh các chấn thương cho trẻ nhỏ.
Điều trị

Việc điều trị và chăm sóc trẻ bại não đòi hỏi phải có một nhóm các chuyên gia gồm các bác sĩ nhi khoa, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, phẫu thuật chỉnh hình, mắt, các chuyên gia về ngôn ngữ, những người hoạt động xã hội và các nhà tâm lý học.

Vật lý trị liệu được thực hiện ngay sau khi chẩn đoán bại não, nhằm làm tăng kỹ năng vận động của trẻ như ngồi, đi, cải thiện cơ lực và phòng ngừa sự co kéo biến dạng cơ. Có thể sử dụng các dụng cụ như nẹp, máng hoặc bó bột để phòng ngừa co rút cơ và cải thiện chức năng của chân, tay. Phẫu thuật chỉnh hình để làm dài cơ bị bệnh trong trường hợp tình trạng co rút cơ quá nặng. Đối với trẻ có tình trạng co cứng hai chi dưới nặng, cần phẫu thuật cắt bỏ chọn lọc một số nhánh thần kinh ở lưng chi phối hoạt động chi có thể làm giảm vĩnh viễn tình trạng co cứng cũng như cải thiện khả năng vận động như ngồi, đứng, đi. Phẫu thuật này thường tiến hành khi trẻ được 2- 6 tuổi.

Dùng thuốc làm giảm bớt mức độ co cứng của cơ và làm giảm các cử động bất thường.

Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.