Nhiễm trùng phổi có thể dẫn đến sự tích tụ chất lỏng (mủ), hình thành ổ áp-xe ở phổi. Các yếu tố nguy cơ bao gồm tuổi cao, sức khỏe kém hoặc dinh dưỡng kém, suy giảm miễn dịch và ung thư. Các bệnh khác liên quan đến rối loạn này là viêm phổi hoại tử, thuyên tắc tự hoại và viêm phổi do hít phải. Nhiễm trùng thường do vi khuẩn gây ra.
Đau ngực, sốt, ho, khó thở, ho có đờm màu vàng - xanh, giảm cân.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Kiểm tra hình ảnh: chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI), X-quang được thực hiện để xác định các ổ áp-xe. Nội soi phế quản, hút dịch trong ổ áp-xe để xác định vi khuẩn gây bệnh. Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP).
Điều trị bao gồm thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch. Dẫn lưu dịch ở ổ áp-xe qua da hoặc bằng phẫu thuật.
Áp xe phổi là một tình trạng nung mủ, hoại tử nhu mô phổi sau một quá trình viêm cấp, mà nguyên nhân chủ yếu là vi khuẩn, ký sinh trùng...
Áp xe phổi thường được chia thành 2 loại:
Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng tuổi trung niên có tỷ lệ cao hơn, bệnh xảy ra nhiều hơn ở những người cơ địa suy kiệt, giảm miễn dịch, nghiện rượu, thuốc lá, đái tháo đường, ở các bệnh phổi mạn tính. Diễn tiến bệnh tùy thuộc vào chẩn đoán sớm, điều trị đúng và đủ liệu trình.
Đa số áp xe phổi là nguyên phát, vi khuẩn gây ra áp xe phổi theo các đường vào sau đây:
Do nguyên nhân nào, áp xe cũng đều diễn tiến qua 3 giai đoạn:
Sau thời gian nung mủ khoảng 5-7 ngày tùy loại vi khuẩn, bệnh nhân đau ngực tăng lên, ho nhiều, tình trạng suy sụp, hơi thở hôi, có thể có khái huyết trước rồi sau đó đau ngực và ho nhiều rồi ộc ra nhiều mủ, thường rất hôi thối, số lượng có khi 300-400 ml, có trường hợp chỉ ho ra mủ ít, từng bãi đặc như hình đồng xu và kéo dài. Sau khi ộc mủ thì người cảm thấy dễ chịu hơn, sốt giảm, đau ngực giảm dần.
Sau thời gian từ 3-5 ngày, tình trạng nhiễm trùng giảm dần, dấu hiệu cơ năng giảm nếu có điều trị tốt. Nhưng thường là hội chứng nhiễm trùng kéo dài, thể trạng suy sụp nhiều do mủ chưa được tống ra hết gây viêm nhiễm kéo dài và có khi lan rộng thêm, do điều trị không đúng hay sức đề kháng xấu.
Có các biểu hiện suy hô hấp mạn, ngón tay hình dùi trống.
Khám phổi ở giai đoạn này có hội chứng hang với ran ẩm to hạt, âm thổi hang và có thể nghe được tiếng ngực thầm. Chụp phim phổi thấy có một hình hang tròn, bờ dày, có mức hơi nước. Quan trọng nhất là xét nghiệm đờm để tìm nguyên nhân gây bệnh khi chưa sử dụng kháng sinh.
Điều trị áp xe phổi phải tuân theo những nguyên tắc sau đây:
Điều trị cắt bỏ phần phổi bị áp xe được chỉ định trong trường hợp áp xe phổi chuyển sang thể mạn tính, nghĩa là sau 3 tháng điều trị nội khoa không có kết quả.
Ngoài ra có thể mổ cấp cứu trong trường hợp bệnh nhân ho ra máu liên tiếp nhiều lần, mỗi lần khoảng 200 ml.