eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Áp xe gan

Áp-xe gan là hiện tượng nhiễm trùng gây ứ mủ trong gan. Các nguyên nhân phổ biến nhất của nhiễm trùng bao gồm vi khuẩn và amip (Entamoeba histolytica). Vi khuẩn xâm nhập vào gan từ nhiễm trùng túi mật hoặc di chuyển theo máu vào gan.

TRIỆU CHỨNG

Đau ở vùng bụng trên bên phải, đau ngực khi thở sâu, sốt, mệt mỏi, sụt cân, chán ăn.

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Các xét nghiệm bổ sung bao gồm: xét nghiệm máu để đo mức độ tổn thương gan, cấy máu và dịch mủ từ áp-xe làm xét nghiệm tìm vi khuẩn. Nếu vi khuẩn amip bị nghi ngờ là nguyên nhân gây áp xe, xét nghiệm phân có thể được thực hiện. Chụp cắt lớp vi tính bụng, siêu âm, và/hoặc chụp cộng hưởng từ có thể được thực hiện để xác định các ổ áp-xe. Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI), siêu âm.

ĐIỀU TRỊ

Dẫn lưu áp xe qua hình ảnh của chụp cắt lớp vi tính hoặc siêu âm. Đôi khi phẫu thuật được khuyến khích. Kháng sinh tĩnh mạch sẽ được cung cấp cho các nguyên nhân do vi khuẩn của áp-xe gan. Nếu áp xe là do amip gây ra có thể chỉ cần uống kháng sinh.

Tổng quan

Áp-xe gan là một bệnh nặng, có thể gây tử vong với tỷ lệ cao. Tác nhân gây bệnh có thể là vi khuẩn, amíp, nấm. Đường lây bệnh có thể theo đường máu hay đường mật hoặc lây lan trực tiếp bởi các ổ nhiễm khuẩn lân cận trong ổ bụng.

Áp-xe gan thường do vi khuẩn đi theo đường máu tới gan hay do các ổ nhiễm khuẩn bên cạnh trong khoang phúc mạc. Áp-xe gan có thể chỉ là một ổ đơn độc, hoặc cũng có thể là nhiều ổ áp-xe.

Trước đây, viêm ruột thừa vỡ là nguyên nhân gây áp-xe gan nhiều nhất, còn hiện nay bệnh đường mật phối hợp lại là căn nguyên gây áp-xe gan phổ biến hơn. Viêm mủ tĩnh mạch cửa thường do nhiễm khuẩn ở tiểu khung, nhưng đôi khi ổ nhiễm khuẩn ở nơi khác trong khoang phúc mạc cũng là nguyên nhân hay gặp gây áp-xe gan.

Áp-xe gan là một bệnh trong đó có một hoặc nhiều ổ mủ trong nhu mô gan, có trên 90% ổ áp-xe nằm ở thùy phải của gan. Đây là một bệnh khá phổ biến ở tất cả các nước, bệnh có xu hướng ngày càng tăng mặc dù trình độ vệ sinh đã được nâng cao và các kháng sinh đã được sử dụng khá rộng rãi… Bệnh cần được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời nếu không có thể đưa đến tử vong.

Những loại vi khuẩn gây áp-xe gan là gì?

Mầm bệnh gây áp-xe thay đổi tùy vào bệnh căn. Những loại hay gặp là: trực khuẩn gram âm hiếu khí và cầu khuẩn đường ruột trong áp-xe gan do đường mật.

Trong áp-xe gan do đường mật, ít gặp vi khuẩn kỵ khí. Nhưng trái lại, các ca áp-xe gan có nguồn gốc từ nhiễm khuẩn trong phúc mạc hay vùng tiểu khung, thì tác nhân gây bệnh thường gồm cả vi khuẩn kỵ khí lẫn hiếu khí, nhất là B.fragilis.

Tuy nhiên, đối với trường hợp bệnh nhiễm khuẩn lan theo đường máu gây áp-xe gan, thường chỉ gặp một loại vi khuẩn duy nhất, chẳng hạn S.aureus hoặc Streptpcoccus milleri.

Tuy ít gặp nhưng cũng cần phải chú ý rằng áp-xe gan còn có thể do nấm Candida gây ra; thường xảy ra ở những bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị ung thư.

Tác nhân nữa gây áp-xe gan là amíp tuy không phổ biến lắm. Để chẩn đoán trường hợp này cần xét nghiệm huyết thanh học tìm amíp thường cho kết quả dương tính ở trên 95% các trường hợp. Vì vậy, nếu xét nghiệm âm tính giúp loại trừ amíp gây bệnh.

 

Nguyên nhân

Theo thống kê tại Mỹ, có 80% các trường hợp áp-xe gan nguyên nhân do vi khuẩn, amíp, nấm… và có 20% các trường hợp không rõ nguyên nhân. Ở Việt Nam chủ yếu hay gặp áp-xe gan do amíp và áp-xe đường mật do sỏi và giun đũa.

  • Áp-xe gan do amíp: là một ổ viêm khu trú ở vùng gan do ký sinh trùng Entamoeba histolytica gây nên. Ký sinh trùng amíp sống ký sinh ở đại tràng.
  • Áp-xe gan do áp-xe đường mật: là áp-xe do viêm đường mật lan sang nhu mô gan gây nên. Áp-xe đường mật chủ yếu là do giun đũa gây nên, giun đũa từ ruột chui lên ống mật mang theo vi khuẩn đường ruột gây nhiễm khuẩn gan.
  • Áp-xe gan do nhiễm khuẩn: áp-xe sau mổ ruột thừa, tắc đường mật do sỏi hay ung thư. Nhiễm khuẩn do tiếp giáp từ các phủ tạng ở gần lan đến như loét dạ dày, tá tràng, viêm túi mật, áp-xe dưới cơ hoành… ngoài ra có thể gặp sau chấn thương gan.
Nguyên nhân khác

Những bệnh nhân có thêm bệnh đường mật phối hợp thường có các triệu chứng khu trú ở góc hạ sườn phải, bao gồm: đau, phản ứng thành bụng và cảm ứng thành bụng; các triệu chứng không đặc biệt như ớn lạnh, chán ăn, sụt cân, buồn nôn, nôn có thể xuất hiện.

  • Thực tế lâm sàng cho thấy có khoảng 50% số bệnh nhân áp-xe gan có gan to, mềm ở góc phần tư trên; hoặc có vàng da. Như vậy còn lại khoảng một nửa số bệnh nhân sẽ không có triệu chứng hay dấu hiệu gì liên quan tới bệnh gan. Sốt không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu duy nhất của áp-xe gan, đặc biệt ở người cao tuổi. Vì vậy bệnh lý ở bụng, đặc biệt ở vùng hạ sườn phải được xem là một phần của sốt không rõ nguyên nhân.
  • Triệu chứng xét nghiệm đáng tin cậy nhất là tăng alkalin phosphatase trong huyết thanh ở 70% số bệnh nhân bị áp-xe gan. Các xét nghiệm chức năng gan khác như: tăng bilirubin thấy ở 50% bệnh nhân; 48% ca có tăng aspartat aminotransferase AST trong huyết thanh; tăng bạch cầu gặp trong 77%; thiếu máu (thường là đẳng sắc) gặp 50%; giảm albumin máu gặp 33%; vãng khuẩn huyết đồng thời gặp trong 30-35% số ca bệnh.
  • Chẩn đoán hình ảnh là những phương pháp đáng tin cậy trong chẩn đoán áp-xe gan, như chụp Xquang, siêu âm, chụp cắt lớp bằng máy tính CT, quét dò tìm bạch cầu gắn indium và gallium, cộng hưởng từ hạt nhân MRI. Chụp Xquang phổi, đặc biệt khi thấy nửa cơ hoành bị nâng lên cao, hoặc có hiện tượng thâm nhiễm đáy hay tràn dịch màng phổi phải có thể phát hiện áp-xe gan.

Biểu hiện của áp-xe gan như thế nào?

  • Sốt cao 39 đến 40 độ C: kèm theo rét run, vã mồ hôi, có khi sốt trung bình, có khi sốt dao động, buổi chiều sốt cao hơn buổi sáng.
  • Đau hạ sườn phải: là triệu chứng có giá trị quan trọng, nhưng đặc tính và vị trí của đau rất thay đổi, lúc đầu đau ở vùng hạ sườn phải, sau đau lan ra cả vùng gan, đau có thể lên ngực và vai phải, nhất là về ban đêm. Đau có thể âm ỉ, liên tục, đau nhức nhối có khi đau dữ dội, đau tăng lên khi ho, thở mạnh, hít vào sâu.
  • Khám thực thể thấy gan to và đau.
  • Thể trạng suy sụp nhanh, người mệt mỏi hốc hác, rối loạn tiêu hóa…
Phòng ngừa

 

Các phương phápphòng tránh bệnh áp-xe gan

  • Chúng ta tuyệt đốikhông nên ăn các loại thịt chưa nấu chín như nem chua, nem chạo, gỏi, tiếtcanh.
  • Không ăn rau sốngchưa được rửa sạch, kể cả các loại rau (giá đỗ) ăn kèm khi ăn phở, bún chả.
  • Không uống nướcchưa đun sôi như nước lã ở sông, suối, ao, hồ ngay cả nước trong chum vại,giếng, bể chứa nước, vòi.
  • Không nên dùngnước đá cây và không ăn kem không đạt tiêu chuẩn vệ sinh và không nên uống nướcgiải khát bán ở vỉa hè.
  • Ở những vùng nôngnghiệp trồng rau màu không được dùng phân tươi để bón.
  • Cần rửa tay sạchbằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước mỗi bữa ăn.
  • Khi phát hiện trongcơ thể có ổ nhiễm khuẩn cần đi khám để được điều trị dứt điểm không cho vikhuẩn lây lan nhất là lây theo đường máu bởi nhiễm khuẩn huyết.
  • Khi nghi ngờ bịáp-xe gan cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt để được xác định một cách chắcchắn và có hướng xử lý kịp thời, tránh để xảy ra biến chứng nguy hiểm ảnh hưởngđến tính mạng người bệnh.
Điều trị

Tuy cho đến nay, việc điều trị bằng cách chọc dẫn lưu qua da hoặc phẫu thuật vẫn còn là phổ biến để điều trị áp-xe ổ bụng, kể cả áp-xe gan, nhưng việc điều trị nội khoa cho áp-xe gan mủ cũng đã được quan tâm thỏa đáng.

Với việc sử dụng các thuốc kháng sinh phổ rộng để điều trị áp-xe gan giống như các thuốc dùng trong nhiễm khuẩn máu do nhiễm khuẩn ổ bụng.

Thông thường người ta hay phối hợp việc chọc hút ổ áp-xe trước khi điều trị nội khoa. Nhờ kết quả nuôi cấy bệnh phẩm, nên việc dùng thuốc theo kháng sinh đồ có kết quả tốt giúp bệnh nhân mau khỏi và tiết kiệm kinh phí chữa bệnh.

Ngược lại các trường hợp điều trị mà không có chọc dẫn lưu qua da thường phải dùng kháng sinh kéo dài hơn.

Tỷ lệ tử vong do áp-xe gan hiện nay vẫn còn khá cao, khoảng 15% các trường hợp mắc bệnh. Do phương pháp dẫn lưu qua da có những hạn chế như khó áp dụng trong các ca có ổ áp-xe lớn, có nhiều ổ; áp-xe chứa chất nhầy, nhớt dễ làm tắc ống dẫn lưu; các bệnh kết hợp, chẳng hạn bệnh đường mật cần phẫu thuật... nên người ta có xu hướng sử dụng phẫu thuật hơn.

Trường hợp điều trị áp-xe gan do nấm Candida thường phải sử dụng amphotericin B dài ngày.

Theo một nghiên cứu đã khảo sát 540 trường hợp áp-xe ổ bụng, trong đó có 26% là áp-xe tạng; áp-xe gan chiếm tới 13% trong tổng số áp-xe và 48% trong số áp-xe tạng.

Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.