eDoctor
Câu hỏi:
Xin hỏi Bác sỹ ? tôi năm nay 44 tuổi bị viên gan B từ năm 38 tuổi đi khám Bác sỹ kê đơn thuốc uống đến nay lượng virus vẫn không có giảm đáng kể, vẫn đi kiểm tra định lượng định kỳ, vậy có cần phải uống thêm loại thuốc nào hay điều trị thêm không ạ ?
Trả lời:
Chào bạn, rất vui được chia sẻ cũng như tư vấn điều trị cho bạn: Trước hết, tôi rất muốn biết thêm nhiều thông tin về tình trạng sức khỏe của bạn, ví dụ như tải lượng virus là bao nhiêu, men gan là bao nhiêu.... tuy nhiên sẽ có những chỉ định cụ thể trong điều trị như sau 1. Chẩn đoán xác định Viêm gan virus B mạn tính khi; - HBsAg (+) > 6 tháng hoặc HBsAg (+) và Anti HBc IgG (+). - AST, ALT tăng từng đợt hoặc liên tục trên 6 tháng. - Có bằng chứng tổn thương mô bệnh học tiến triển, xơ gan (được xác định bằng sinh thiết gan hoặc đo độ đàn hồi gan hoặc Fibrotest hoặc chỉ số APRI) mà không do căn nguyên khác 2. Điều trị: a) Chỉ định điều trị khi: - ALT tăng trên 2 lần giá trị bình thường hoặc có bằng chứng xác nhận có xơ hóa gan tiến triển/xơ gan bất kể ALT ở mức nào. và - HBV-DNA ≥ 105copies/ml (20.000 IU/ml) nếu HBeAg (+) hoặc HBVDNA ≥ 104 copies/ml (2.000 IU/ml) nếu HBeAg (-). b) Điều trị cụ thể: - Thuốc điều trị: + Tenofovir (300mg/ngày) hoặc entecavir (0,5 mg/ngày). + Lamivudine (100mg/ngày) sử dụng cho người bệnh xơ gan mất bù, phụ nữ mang thai. + Adefovir dùng phối hợp với lamivudine khi có kháng thuốc. + Peg–IFNα, IFNα (Peg-IFNα-2a liều 180mcg/tuần; Peg-IFNα-2b liều 1,5mcg/kg/tuần; IFNα liều 5 triệu IU/ngày hoặc 10 triệu IU/lần -3 lần/tuần, tiêm dưới da từ 6-12 tháng. Cần theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc để xử trí kịp thời) ưu tiên sử dụng trong trường hợp phụ nữ muốn sinh con, đồng nhiễm viêm gan vi rút D, không dung nạp hoặc thất bại điều trị với thuốc ức chế sao chép HBV đường uống. 2.Xem xét ngừng thuốc ức chế sao chép HBV uống khi: + Trường hợp HBeAg (+): sau 6-12 tháng có chuyển đổi huyết thanh HBeAg và HBV-DNA dưới ngưỡng phát hiện. + Trường hợp HBeAg (-): HBV-DNA dưới ngưỡng phát hiện trong 3 lần xét nghiệm liên tiếp cách nhau mỗi 6 tháng. Trên là những kiến thức dành cho bạn tham khảo, tuy nhiên để chỉ định xem bạn có cần dùng thêm thuốc hay không thì bạn phải đến trực tiếp gặp bác sỹ điều trị để tư vấn cho bạn. Chúc bạn mau chóng lành bệnh
Tags:Truyền Nhiễm
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play