Câu hỏi:
cách đây 4 ngày chó nhà em mới bị sán lãi điều trị xong có cào vào mu bàn tay của con em đc 12 tuổi. và liếm vào vết thương ở chân của đứa 10 tuổi, vết thương đã đóng mài rùi, nhưng đụng vào vẫn đau. Cháu bị cào vào tay đã đi chích 1 mũi ngừa dại, em thấy chó đến giờ vẫn sống khỏe, em định ko cho đi tiêm nữa. Cho em hỏi vậy có gì nguy hiểm ko ạ. Mong cho em lời khuyên.
Trả lời:
Chào bạn, cám ơn bạn đã gửi câu hỏi
Trước khi quyết định tiêm vắc xin phòng dại ta nên xử lý kỹ và sớm ngay chỗ vết cắn làm giảm tối thiểu lượng virus dại tại nơi xâm nhập bằng cách rửa vết thương dưới vòi nước chảy với xà phòng nhiều lần, sau đó sát trùng bằng các dung dịch sát trùng như cồn, dung dịch Iot rồi đi tiêm vắc xin phòng dại ngay.
Nếu vết thương gần thần kinh trung ương (đầu, mặt, cổ, vai, tay) hoặc ở nơi tập trung nhiều đầu dây thần kinh (như đầu chi, bộ phận sinh dục) thì cần phải tiêm cả huyết thanh kháng dại (SAR) và vắc xin dại.
Tùy từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ quyết định có nên tiêm phòng hay không. VD trường hợp con vật không thể theo dõi hoặc con vật chết cần phải tiêm phòng càng sớm càng tốt có thể phải tiêm kết hợp kháng huyết thanh và vắc xin; trường hợp con vật còn sống, theo dõi được có thể không tiêm hoặc hoãn tiêm.
Theo hướng dẫn của WHO có thể phân loại 3 cấp độ:
Cấp độ I: Khi người sờ hay cho súc vật ăn hoặc súc vật liếm trên da khuyến cáo không điều trị nếu con vật có tiền sử đáng tin cậy
Cấp độ II: Khi súc vật gặm vùng da trần, những vết cào sước nhẹ không chảy máu hoặc liếm trên da có vết trầy khuyến cáo nên tiêm vắc xin ngay
Cấp độ III: Khi có 1 hay nhiều vết cắn hay cào xuyên thấu da, niêm mạch bị nhiễm nước dãi của súc vật khuyến cáo nên tiêm kháng huyết thanh và vắc xin phòng dại ngay lập tức.
Trường hợp của bạn nên theo dõi chó 10 ngày nếu không có biểu hiện dại, không cần tiêm vắc xin nhắc lại, bạn đừng lo lắng quá
Chúc bạn nhiều sức khoẻ - Thân chào bạn
Tags:Truyền Nhiễm