Câu hỏi:
Em năm nay 35 tuổi em được chẩn đoán là nhiễm giun lươn . em có thể uống thuốc gì và điều trị trong bao lâu . Liệu có khỏi hoàn toàn không
Trả lời:
Chào bạn!
Bệnh giun lươn hình thành do ấu trùng giun lươn xâm nhập vào cơ thể bằng cách chui qua da, đi theo đường tĩnh mạch chạy lên tim, qua phổi rồi tới khí quản, hầu, sau đó di chuyển xuống thực quản và ruột để sinh trưởng thành giun trưởng thành.
Giun lươn được xếp vào loại ký sinh trùng nguy hiểm nhất trong các loại ký sinh trùng đường tiêu hóa do nó có thể tồn tại rất lâu trong cơ thể người và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong. Số người mắc bệnh giun lươn ở Việt Nam khá cao, chiếm 1 – 2 % tổng dân số, bệnh cũng có tỉ lệ tái nhiễm cao hơn so với các bệnh khác. Thuốc điều trị bệnh giun lươn thường được ưu tiên lựa chọn loại thuốc có tác dụng với nhiều loại giun, ít độc và dùng một liều mang hiệu quả cao. Trong đó, các loại thuốc được dùng chủ yếu như Albendazole, Mebendazole, Pyrantel Pamoat. Tuy nhiên, các loại thuốc này cần được kiểm soát kỹ lưỡng bởi bác sĩ, điều trị cho từng bệnh nhân khác nhau.
Cần lưu ý rằng Albendazole và Mebendazole là thuốc chống chỉ định cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu hoặc đang cho con bú, trẻ em dưới 2 tuổi, người có tiền sử nhiễm độc tủy xương, người bị mẫn cảm với Benzimidazol. Đối với những người suy gan, suy thận thì cần thận trọng khi điều trị nhiễm giun lươn.
Trên đây là những kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng chống bệnh giun lươn. Trường hợp nghi ngờ dấu hiệu nhiễm giun lươn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thực hiện các xét nghiệm xác định bệnh, điều trị kịp thời và phòng tránh biến chứng nặng xảy ra bạn nhé!
Chúc sức khỏe!
Tags:Truyền Nhiễm