eDoctor
Câu hỏi:
Bình thường khi em ko làm gì cũng thở gấp khó thở khi nằm cũng hay thở gấp đặc biệt khi đứng lâu quá 30 phút là thở dồn dập người chảy mồ hôi lạnh sau đó thì ngất liệu em có bị bệnh về tim mạch ko ạ
Trả lời:
Chào bạn! tôi là BS Bình rất vui được tư vấn cho bạn Sau đây Bs Bình sẽ giúp bạn nhận biết các dấu hiệu của bệnh tim nhé. 1. Đau ngực nghĩ do tim Mặc dù đau ngực thường gặp ở bệnh tim mạch, tuy nhiên một số trường hợp người bệnh tim mạch chỉ cảm giác mơ hồ chứ chưa hẳn là đau thực sự. Mô tả về một cơn đau ngực do nhồi máu cơ tim hoặc bệnh tim mạch thông thường có một hoặc vài dấu hiệu sau: • Cảm giác căng, nóng, ép chặt hay bóp nghẹt lồng ngực • Đau lan sau lưng, vùng cổ, hàm, vai và 1 hoặc cả 2 cánh tay • Cơn đau kéo dài hơn vài phút, cảm giác nặng hơn khi gắng sức hay vận động, cơn đau hết sau đó quay trở lại tần suất và cường độ có thể thay đổi. • Khó thở • Đổ mồ hôi • Chóng mặt hoặc cảm giác yếu ớt hẳn • Nôn ói hoặc ói Ngoài ra, đau tức ngực còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác từ nhẹ đến nặng, tuy nhiên bệnh tim mạch là phổ biến nhất, và cũng là nguy hiểm nhất, cần phải phát hiện và điều trị sớm. Vì vậy nên bạn đừng bao giờ phớt lờ triệu chứng đau tức ở vùng ngực, cho dù chỉ là thoáng qua. 2. Đánh trống ngực là dấu hiệu bệnh tim mạch Đánh trống ngực là tình trạng đập bất thường của tim, và cũng là triệu chứng khá phổ biến báo hiệu bệnh tim mạch. Hầu hết bệnh nhân mô tả về tình trạng đánh trống ngực giống như sự lệch nhịp của tim (gần như tim tạm dừng hoạt động, thường theo sau một nhịp đập đặc biệt mạnh) hoặc nhịp tim nhanh, chậm bất thường. Đánh trống ngực là sự cảnh báo bệnh lý từ hệ tim mạch Như vậy, rối loạn nhịp tim, hay nhịp tim bất thường, chính là nguyên nhân gây ra tình trạng đánh trống ngực của bệnh nhân. Có rất nhiều loại loạn nhịp tim mà bệnh nhân có thể gặp phải, và gần như tất cả chúng đều có xu hướng khiến cho tim đập nhanh hơn. Bệnh nhân có thể nhận ra tình trạng này trong hồ sơ bệnh án của mình với những cái tên như: ngoại tâm thu nhĩ , ngoại tâm thu thất, rung nhĩ và nhịp tim nhanh trên thất. Một số trường hợp đánh trống ngực khi tim bất chợt đập rất nhanh (như rung nhĩ, nhịp nhanh trên thất) và cần phải đến bệnh viện ngay lập tức. 3. Cảm thấy hoa mắt chóng mặt Chóng mặt, choáng váng thường gặp ở bệnh nhân trên 65 tuổi, khoảng 30% trường hợp. Chóng mặt có thể do não không nhận đủ máu, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân sau: • Xơ vữa động mạch • Thiếu máu • Thiếu nước/mất nước • Tăng đường huyết • Rối loạn nhịp tim • Tụt huyết áp tư thế • Đột quỵ • Cơn thoáng thiếu máu não Chóng mặt có thể do não không nhận đủ máu 4. Ngất xỉu và mất ý thức báo hiệu bệnh tim mạch Ngất xỉu được lý giải là sự mất tạm thời hoặc đột ngột của ý thức. Đây cũng là triệu chứng khá phổ biến đối với hầu hết mọi người. Chúng ta thường nhận xét rằng, ngất xỉu là do tình trạng căng thẳng, hốt hoảng hoặc lo sợ, chỉ cần nghỉ ngơi, giữ bình tĩnh là hết. Tuy nhiên, đôi khi ngất xỉu lại là dấu hiệu của một bệnh tim mạch nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Đó là khi lượng máu đến não hoặc oxy trong máu bị giảm đột ngột, cơ thể phải phản ứng lại bằng cách “tắt bớt” hoạt động của các cơ quan. Vì vậy, khi thấy một người đột ngột ngất đi, thì ngay sau đó phải tìm ra nguyên nhân. Một số bệnh lý tim mạch khiến cho bệnh nhân có thể ngất xỉu, bao gồm: ngất do nhịp tim chậm, hội chứng nhịp nhanh-nhịp chậm, hạ huyết áp tư thế, hẹp van động mạch chủ, hẹp động mạch phổi, ... Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác gây ra ngất, được tập hợp thành các nhóm: nhóm thần kinh, nhóm chuyển hóa, nhóm vận mạch. Tuy nhiên, chỉ có ngất do tim mạch có thể dẫn đến cái một chết đột ngột, không báo trước (đột tử). 5. Mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày Mệt mỏi và hay ngủ vào ban ngày là một trong những triệu chứng của bệnh tim mạch. Mệt mỏi có thể được xem là không thể tiếp tục hoạt động như ở mức của một người khỏe mạnh bình thường. Một trong những nguyên nhân tim mạch gây ra hiện tượng này là suy tim. Buồn ngủ vào ban ngày thường là do người bệnh bị rối loạn giấc ngủ vào ban đêm, chẳng hạn như ngưng thở khi ngủ, hoặc đơn thuần là mất ngủ. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là tất cả các loại rối loạn giấc ngủ đều thường gặp hơn ở các bệnh nhân tim mạch. 6. Bệnh tim mạch gây triệu chứng khó thở Suy tim và bệnh mạch vành là một trong những nguyên nhân nghiêm trọng gây ra dấu hiệu khó thở. Bệnh nhân suy tim thường khó thở khi gắng sức, nặng hơn có thể khó thở cả khi nằm nghỉ. Vào ban đêm, đôi khi bệnh nhân đang ngủ đột nhiên thức dậy rồi thở hổn hển, tình trạng này được gọi là “khó thở kịch phát về đêm”. Một số bệnh lý tim mạch khác, như các bệnh liên quan đến van tim, rối loạn nhịp tim, bệnh lý hô hấp, đều có thể gây ra khó thở. Ngay khi có những dấu hiệu trên, cần đi khám sớm để được chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời. Bs Bình tư vấn giúp bạn những biện pháp khắc phục khó thở tại nhà nhé 1. Thở sâu Thở sâu đường bụng có thể giúp kiểm soát tình trạng khó thở. Để làm điều này ở nhà, bạn cần: • nằm xuống, đặt hai tay lên bụng • hít vào thật sâu qua mũi, phình bụng và để phổi chứa đầy không khí • nín thở trong vài giây • thở ra thật chậm qua miệngcho đến khi phổi hết không khí • lặp lại trong 5 đến 10 phút Bài tập này có thể được thực hiện vài lần trong ngày, hoặc mỗi khi bạn bị khó thở. Tốt nhất là giữ nhịp thở chậm, sâu và dễ dàng, hơn là thở nhanh. 2. Thở mím môi Một bài tập thở khác có thể giúp giảm khó thở là thở mím môi. Thở mím môi giúp giảm khó thở nhờ làm chậm nhịp thở của người bệnh. Điều này đặc biệt hữu ích trong trường hợp khó thở do lo lắng. Để tập thở mím môi ở nhà, bạn cần: • ngồi thẳng trên ghế với vai thoải mái • ngậm hai môi vào nhau sao cho khoảng cách giữa hai môi nằm ở giữa • hít vào qua mũi trong vài giây • nhẹ nhàng thở ra qua môi đang mím trong khi đếm đến 4 • hít thở và thở ra như vậy trong 10 phút Bạn có thể thử bài tập này mỗi khi cảm thấy khó thở, và làm lại nhiều lần trong ngày cho đến khi cảm thấy tốt hơn. 3. Tìm tư thế thoải mái và được nâng đỡ Tìm một tư thế thoải mái và được nâng đỡ để đứng hoặc nằm có thể giúp một số người thư giãn và thở lại bình thường. Nếu thở gấp là do lo âu hoặc do gắng sức quá mức thì cách này đặc biệt hữu ích. Những tư thế sau đây có thể làm giảm áp lực lên đường thở của một người và cải thiện hô hấp: • ngồi cúi ra trước trên một chiếc ghế, tốt nhất với đầu tựa lên bàn • dựa vào tường để lưng được chống đỡ • đứng chống hai tay xuống bàn, để bớt trọng lượng lên chân • nằm xuống với đầu và đầu gối được gối nâng đỡ. Nhấn để phóng to ảnh 4. Sử dụng quạt Nghiên cứu thấy rằng việc sử dụng quạt cầm tay để quạt không khí qua mũi và mặt có thể làm giảm cảm giác khó thở. Việc cảm thấy lực của luống không khí trong khi hít sẽ giúp bạn cảm thấy như có thêm không khí vào phổi. Cách điều trị đã được thấy là có hiệu quả trong việc giảm cảm giác khó thở Tuy nhiên, việc sử dụng quạt không thực sự cải thiện khi triệu chứng là do một bệnh lý nền nào đó gây ra. 5. Hít hơi nước Hít hơi nước có thể giúp làm thông mũi, giúp thở dễ dàng hơn. Hơi nóng và độ ẩm từ hơi nước cũng có thể làm tan chất nhầy trong phổi, giúp giảm sự thở. Để hít hơi nước tại nhà, bạn cần: • đổ đầy nước nóng vào bát • thêm một vài giọt tinh dầu bạc hà hoặc tinh dầu khuynh diệp • cúi mặt trên bát nước, dùng một chiếc khăn trùm qua đầu • thở sâu, hít hơi nước Điều quan trọng là đảm bảo rằng nước đã hơi nguội sau khi vừa đun sôi. Nếu không, hơi nước có thể làm bỏng da. 6. Uống cà phê đen Cà phê có thể được sử dụng điều trị tại nhà khi bị khó thở. Uống cà phê đen có thể giúp giải quyết tình trạng khó thở, vì chất caffeine trong cà phê có thể làm giảm sự mệt mỏi của cơ ở đường hô hấp. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng caffeine có tác dụng cải thiện nhẹ chức năng hô hấp ở những người bị hen. Tác dụng này có thể đủ để làm họ dễ hít thờ hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là uống quá nhiều cà phê có thể làm tăng nhịp tim. Tốt nhất là nên theo dõi lượng caffeine khi thử điều trị theo cách này, để đảm bảo bạn không bị say cà phê. 7. Ăn gừng tươi Ăn gừng tươi, hoặc thêm một ít gừng tươi vào nước nóng để uống, có thể giúp giảm khó thở viêm đường hô hấp. Một nghiên cứu cho thấy gừng có thể hiệu quả trong việc chống lại vi-rút RSV, một nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng đường hô hấp. Những nguyên nhân gây khó thở? Một số người có thể bị khó thở đột ngột và chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Những người khác có thể bị khó thở thường xuyên hơn. Khó thở xảy ra thường xuyên có thể do nguyên nhân thông thường, hoặc là hệ quả của một tình trạng bệnh lý nào đó nghiêm trọng hơn. Khó thở xuất hiện đột ngột có thể cần điều trị cấp cứu. Những nguyên nhân khác nhau có thể gay khó thở là: Nguyên nhân thông thường Khó thở thỉnh thoảng mới xảy ra có thể là do: • thừa cân hoặc quá khổ • hút thuốc lá • chất gây dị ứng hoặc chất gây ô nhiễm trong không khí • nhiệt độ cực đoan • tập nặng • lo lắng Bệnh lý nền Khó thở thường xuyên có thể là do bệnh lý nghiêm trọng hơn ảnh hưởng đến tim hoặc phổi. Tim và phổi giúp đưa oxy đi khắp cơ thể và đào thải khí carbonic. Do đó các tình trạng ảnh hưởng đến chức năng tim phổi cũng sẽ ảnh hưởng đến hô hấp. Những bệnh lý nền ảnh hưởng đến tim và phổi và có thể gây khó thở bao gồm: • hen • thiếu máu • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) • chức năng tim bất thường • ung thư phổi • các bệnh về phổi, như dày dính màng phổi hay lao phổi Nguyên nhân cấp tính Cũng có một số nguyên nhân gây khó thở cấp tính hoặc đột ngột cần đi khám cấp cứu, bao gồm: • phản ứng dị ứng nặng • sặc dị vật • suy tim • đau tim • cơ tim giãn • huyết khối trong phổi • viêm phổi • ngộ độc CO • hít phải dị vật vào phổi Thay đổi lối sống Tùy theo nguyên nhân khó thở, có thể thực hiện một số thay đổi về lối sống để cải thiện các triệu chứng, bao gồm: • Giảm cân, nếu béo phì có liên quan đến vấn đề về hô hấp • Tập thể dục để nâng cao thể lực • tránh tập thể dục trong thời tiết nóng hoặc ở độ cao lớn • bỏ thuốc lá và tránh hít khói thuốc gián tiếp • tránh các chất gây dị ứng và chất ô nhiễm • tuân thủ kế hoạch điều trị bệnh Nhấn để phóng to ảnh Khi nào cần đi khám bác sĩ Một số người bị khó thở nhẹ thường xuyên và đã được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân. Nếu bác sĩ đã chẩn đoán được nguyên nhân, thử một trong những phương pháp điều trị tại nhà nói trên là việc làm an toàn. Với những người bị khó thở lần đầu mà không biết tại sao, thì nên nói chuyện với bác sĩ. Chỉ có bác sĩ mới có thể chẩn đoán chính xác. Trong một số trường hợp, khó thở là nguyên nhân cần được chú ý ngay lập tức. Nên tìm sự chăm sóc y tế ngay nếu: • bị khó thở đột ngột, nghiêm trọng • cảm giác tức hoặc đau ở ngực. Thân chào bạn! ( bạn vui lòng đánh giá tôt nhất để bs bình có động lực làm việc tốt hơn nhé)
Tags:Tim Mạch
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play