eDoctor
Câu hỏi:
Cho em hỏi bệnh viêm sung huyết trực đại tràng thì nguy cơ biến chứng thàng ung thư có cao không
Trả lời:
Chào bạn, Xin chia sẻ với lo lắng của bạn. Viêm sung huyết đại tràng và bệnh lý ung thư đại tràng là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Các yếu tố nguy cơ (làm tăng nguy cơ) ung thư đại trực tràng gồm có: Tuổi tác Người có độ tuổi trên 50 có nguy cơ UTDTT cao nhất. Tuy nhiên, xu hướng trẻ hoá đã xuất hiện. Tiền sử bệnh cá nhân Bạn sẽ có nguy cơ bị UTDTT cao hơn nếu đã từng mắc: Ung thư đại trực tràng Polyp đại trực tràng (những khối u lành tính trong đại trực tràng, đặc biệt là những khối có kích thước lớn hơn 1cm hoặc có dạng tế bào dị thường khi quan sát dưới kính hiển vi). Ung thư buồng trứng Viêm đường ruột (bao gồm cả viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn) Nếu bạn đã từng có các bệnh trên, bạn nên bắt đầu tầm soát sớm hơn (trước 50 tuổi) và thường xuyên hơn. Lưu ý rằng, bệnh viêm đường ruột khác với hội chứng kích thích đường ruột, và hội chứng này không làm tăng nguy cơ UTDTT. Tiền sử gia đình & di truyền Nguy cơ UTDTT tăng gấp đôi nếu trong gia đình cách tối đa 1 thế hệ (cha mẹ, anh chị em, con cái) có người từng bị ung thư này. Nguy cơ thậm chí còn cơ cao hơn nữa ở những gia đình có bệnh nhân UTDTT dưới 45 tuổi, và việc tầm soát sớm và thường xuyên là rất quan trọng trong gia đình này. Người thân của người có polyp đại trực tràng cũng tăng nguy cơ bị ung thư liên quan. Người thân của bệnh nhân mắc một số bệnh/hội chứng di truyền hiếm gặp cũng gia tăng đáng kể nguy cơ mắc UTDTT, cũng như một số loại ung thư khác. Các bệnh/hội chứng này bao gồm: Familial adenomatous polyposis (FAP) Nhược độc đa polyp trong gia đình (AFAP) Hội chứng Gardner Hội chứng Lynch Hội chứng Juvenile polyposis (JPS) Hội chứng Muir-Torre Đa polyp liên quan tới MYH (MAP) Hội chứng Peutz-Jeghers hay lồng ruột non (PJS) Hội chứng Turcot. Nếu trong gia đình gần có người bị ung thư đại trực tràng hoặc polyp đại trực tràng, hoặc các bệnh/hội chứng di truyền trên, bạn nên nói cho bác sĩ biết để xem có cần tầm soát ung thư này trước 50 không, và với tần suất thế nào. Nếu bạn là người bị ung thư hoặc polyp đại trực tràng, bạn cũng cần nói cho người trong gia đình biết để họ hiểu nguy cơ ung thư của mình. Rượu bia Uống thức uống có cồn được chứng minh là làm tăng nguy cơ của nhiều loại ung thư, như ung thư gan, hệ tiêu hoá trên, và cả UTDTT, cũng như polyp đại trực tràng. Hút thuốc lá Hút thuốc lá cũng được chứng minh là làm tăng nguy cơ ung thư và polyp đại trực tràng. Ở những người đã phẫu thuật cắt bỏ polyp, việc hút thuốc lá làm tăng nguy cơ chúng xuất hiện trở lại. Thừa cân/Béo phì Tình trạng cơ thể thừa cân hoặc béo phì được chứng minh là có liên quan đến nguy cơ UTDTT. Để biết bản thân có thừa cân hay không, xin làm theo quy chuẩn sau: Trước hết, tính chỉ số BMI của bạn. BMI = khối lượng cơ thể (theo kg) / [chiều cao (theo mét) * chiều cao (theo mét)], tức là lấy khối lượng cơ thể chia cho bình phương chiều cao. Nếu BMI của bạn là từ 25 đến 30, bạn đang bị thừa cân. Nếu BMI của bạn trên 30, bạn đang bị béo phì. Thịt đỏ và thịt chế biến Nhiều nghiên cứu đã chứng minh thịt đỏ và thịt chế biến có thể gây UTDTT. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) trực thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác nhận điều này. Xem thêm ở bài viết Những điều cần biết về khả năng gây ung thư của Thịt đỏ & Thịt chế biến. Chế biến thịt ở nhiệt độ cao Các phương pháp chế biến thịt ở nhiệt độ cao như nướng, chiên, xào, làm sản sinh các chất gây ung thư, từ đó gia tăng nguy cơ UTDTT. Các yếu tố bảo vệ (làm giảm nguy cơ) ung thư đại trực tràng gồm có: Vận động thể chất Nhiều nghiên cứu cho thấy vận động thể chất làm giảm nguy cơ UTDTT. Aspirin Uống aspirin mỗi ngày liên tục ít nhất 5 năm sẽ làm giảm nguy cơ và tỷ lệ tử vong do UTDTT. Tuy nhiên, chúng tôi không khuyên bạn áp dụng điều này, nếu không có chỉ định của bác sĩ. Việc uống aspirn hằng ngày có thể mang lại tác dụng phụ là làm tăng nguy cơ bị chảy máu trong ruột, dạ dày và não. Sử dụng liệu pháp thay thế hormone kết hợp Thông tin đến bạn. Thân mến
Tags:Tiêu Hóa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play