Câu hỏi:
Chào bác sĩ! Chú e đang bị viêm gan c bệnh chỉ mới gian đoạn ban đầu
Bác sĩ cho tôi hỏi chế độ dinh dưỡng cho người viêm gan c như thế nào
Có thể ăn được thực phẩm nào và không nên
Cám ơn bác sĩ!
Trả lời:
Chào bạn!
Những người bị viêm gan C nên có một chế độ dinh dưỡng giàu protein, tiêu thụ nhiều trái cây và rau rủ, tránh đường, muối.
Cụ thể bạn lưu ý một số vấn đề sau:
*Thực phẩm chứa tinh bột:
Có hai loại tinh bột, tinh bột phức tạp (tinh bột tốt) và tinh bột đơn giản (tinh bột xấu). Thực phẩm có tinh bột và chất xơ là tinh bột phức tạp, cơ thể chuyển hóa tinh bột phức tạp chậm hơn so với tinh bột đơn giản. Hãy hạn chế: Các loại tinh bột chế biến; Thực phẩm như đậu và ngũ cốc (bột yến mạch, lúa mạch, quinoa) với hàm lượng tinh bột cao; Tinh bột, các loại thực phẩm ít chất xơ (gạo, khoai tây, mì ống) chủ yếu được tạo thành từ một loại đường đơn giản gọi là glucose; Những tinh bột cung cấp ít năng lượng hoặc 'calo rỗng'.
*Tránh xa đường Fructose:
Đường Fructose có nhiều trong kẹo, nước ép trái cây, mật ong, siro... Fructose dư thừa ở bệnh nhân viêm gan C có thể làm tăng triglycerides, tăng kháng insulin và có thể gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo mọi người nên hạn chế tiêu thụ đường, mức tiêu thụ không vượt quá 100 calo (khoảng 24 g hoặc 6 muỗng cà phê) mỗi ngày đối với phụ nữ; không quá 150 calo (khoảng 36 g hoặc 9 muỗng cà phê) mỗi ngày đối với nam giới.
*Nên ăn nhiều trái cây và rau xanh:
Trái cây và rau xanh là những thực phẩm lành mạnh giúp gan nhanh chóng phục hồi. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) khuyến cáo phụ nữ trên 30 tuổi nên tiêu thụ khoảng 1,5 cốc trái cây và khoảng 2,5 cốc rau xanh mỗi ngày; nam giới nên tiêu thụ 2 cốc trái cây và 3 cốc rau xanh. Mặc dù trái cây có đường fructose trong nó, nhưng có chỉ là một hàm lượng nhỏ, đồng thời nó cũng có chất xơ và các chất dinh dưỡng khác. Gan chuyển hóa trái cây một cách từ từ, đó là một lựa chọn tốt khi bạn đang cố gắng cắt cơn thèm đồ ngọt.
*Bổ sung thực phẩm giàu protein
Protein là một dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để sửa chữa và thay thế các mô đã bị hư hại. Những thực phẩm mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống khi bị viêm gan C bao gồm các loại thịt nạc, thịt gia cầm, cá, đậu, trứng, các loại hạt, sữa, sữa chua và pho mát.
*Lựa chọn chất béo lành mạnh
Hãy cố gắng tránh chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Chất béo bão hòa được tìm thấy chủ yếu trong các sản phẩm động vật như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, da gà, phô mai, bơ, sữa nguyên kem và mỡ heo. Chất béo dạng chuyển hóa được hình thành khi hydro được thêm vào một loại dầu thực vật để rút ngắn quá trình đông đặc của chúng, quá trình này được gọi là hydro hóa. Do đó bạn nên tránh những loại chất béo này, thay vì đó tiêu thụ chất béo lành mạnh từ dầu ô liu hoặc dầu hạt lanh.
*Ăn thực phẩm nhiều màu sắc
Hãy có những bữa ăn với đa dạng các màu sắc thực phẩm, nhất là với những loại trái cây và rau củ. Bởi màu sắc của thực phẩm cũng chính là những chất dinh dưỡng đại hiện cho chúng mà cơ thể cần. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng các loại gia vị hay chất tạo màu cho các món ăn vì chúng có thể gây phản tác dụng.
*Hạn chế thực phẩm chế biến và muối
Bạn nên cố gắng cắt bỏ tất cả các loại thực phẩm chế biến, đặc biệt là thức ăn nhanh. Ngoài việc có chứa nồng độ chất béo và calo, chúng còn chứa rất nhiều muối natri. Natri đặc biệt có hại cho những người bị bệnh gan vì khi đó nội tạng bị hư hại đến mức không thể sản xuất đủ các protein trong máu, giải phóng nhiều chất lỏng vào trong các mô gây ra sự mất cân bằng, khiến cơ thể giữ nước và gây phù chân, tay, mặt...
*Tránh ăn thực phẩm có vỏ chưa nấu chín
Những loại thực phẩm có vỏ còn sống hoặc nấu chưa chín như ốc, sò, nghêu, hàu… có thể chứa vi khuẩn Vibrio vulnificus, đây là loại vi khuẩn đặc biệt có hại cho những người bị bệnh gan.
*Hạn chế tiêu thụ nấm
Một số nấm hoang dã chứa độc tố có thể gây tổn thương cho gan, ngay cả khi chúng khỏe mạnh..
Chúc gia đình sức khỏe!
Tags:Tiêu Hóa