eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, Năm nay cháu 20 tuổi, cháu bị viêm dạ dày nhiều năm qua. Thời gian gần đây, ở vùng thượng vị của cháu chương to kèm theo những cơn đau bụng lâm râm, lúc thì ở bên bụng phải lúc bên bụng trái,...hay ợ hơi, xì hơi, ăn uống ngủ nghỉ không ngon. Cháu có đi khám ở bệnh viện và bác sĩ cho đi siêu âm. Sau đó đc kết luận là: các quai ruột non ứ dịch và tăng nhu động. Có cho thuốc về uống thì khỏi đau bụng và vùng thượng vị cũng k còn sưng to nữa mà xẹp xuống hẳn. Giờ cũng 1 tháng trôi qua, thỉnh thoảng cháu thấy bị sôi bụng, lâu lâu lại nhói lên giựt giựt, lúc ở chỗ này, lúc ở chỗ khác chứ k cố định ở 1 chỗ. Thưa bác sĩ vậy thì cháu có bị sao k ạ và cần phải làm gì để khắc phục ạ. Cháu cảm ơn bác sĩ ạ
Trả lời:
Chào bạn Viêm dạ dày là 1 bệnh lý rất thường gặp đặc biệt ở người VN, biểu hiện bệnh cũng có rất nhiều mức độ khác nhau. 1 ổ viêm hoặc loét dạ dày hình thành do 2 cơ chế trái ngược nhau: - Yếu tố bảo vệ bao gồm: HCO3 (Bicarbonat): được tiết ra bởi các tế bào biểu mô bề mặt, nó có tính kiềm nên có tác dụng trung hòa axit dịch vị. Trong điều kiện bình thường nó giúp duy trì độ pH trên bề mặt niêm mạc dạ dày là 7. Lớp chất nhầy phủ trên niêm mạc dạ dày: + Chất nhầy này không thấm nước và protein nên có thể chống lại sự phân giải protein của axit, pepsin hay enzyme tiêu hóa. + Chất nhầy do tế bào cổ nhầy và tế bào biểu mô tiết ra.chất nhầy dạ dày, - Yếu tố tấn công: Axit HCl và pepsintrong dịch vị: HCl là một trong những axit có tính ăn mòn cao, có khả năng hòa tan kẽm và làm chết các tế bào. Cả hai chất này đều ăn mòn lớp bicarbonat bảo vệ dạ dày. Xoắn khuẩn Helicobacter pylori (HP): Xoắn khuẩn này sản sinh ra NH3: Phá hủy lớp chất nhầy không tan (yếu tố bảo vệ) Cản trở sự tổng hợp chất nhầy phủ trên niêm mạc dạ dày Biến đổi cấu trúc phân tử chất nhầy, từ hình cầu sang hình phiến mỏng. Do vậy lớp chất nhầy dễ bị tiêu hủy bởi pepsin. Nó còn tiết ra một số độc tố gây tổn thương trực tiếp tế bào niêm mạc dạ dày. Các thuốc dùng trong điều trị như aspirin, salyxylat, corticoid gây rối loạn lớp chất nhầy không hoà tan, do đó tổn thương niêm mạc dạ dày viêm, loét. Nhóm máu 0: nhóm này có sự ưu tiên kết hợp với xoắn khuẩn HP. Ngoài ra còn có 1 tác nhân quan trọng chính stress, thông qua tác động của các dây thần kinh Ổ viêm loét hình thành khi yếu tố tấn công trở nên mạnh hơn . Điều trị viêm dạ dày là tăng cường các yếu tố bảo vệ, giảm yếu tố tấn công như dùng thuốc kháng acid dịch vị, tiêu diệt Hp, tăng yếu tố bảo vệ như bọc niêm mach dạ dày, mật ong, nghệ. Tuy nhiên, việc liền ổ loét cũng cần có thời gian giống như khi bạn bị loét ngoài da vậy, nhưng ở đây các yếu tố tấn công vẫn không ngừng phát triển làm bệnh càng lâu khỏi hơn. Hơn nữa, không phải ai cũng đáp ứng với điều trị 100% vì có thể nhờn thuốc, Hp kháng thuốc, tái nhiễm Hp, stress không được kiểm soát...Nếu cần thiết có thể phải đổi phác đồ hoặc bổ sung thuốc. nếu thất bại điều trị nội khoa mà ổ loét lớn có thể xe xét phẫu thuật... Do vậy điều trị viêm loét dạ dày không phải chỉ dùng thuốc 1 đợt là khỏi mà cần kết hợp rất nhiều biện pháp khác như: - hạn chế căng thẳng thần kinh, stress - Chế độ ăn hợp lý, vệ sinh, tránh ăn quá no hay quá đói sẽ tạo điều kiện cho bệnh nawgj lên. - Có thể sử dụng nghệ mật ong uống lâu dài. Phòng bệnh là rất quan trong bạn nhé. Tuy nhiên, có nhiều người do cơ địa tăng tiết HCl, giảm chất nhầy, nhạy cảm với Hp...nên bệnh kéo dài và hay tái phát. bạn nên đi khám thường xuyên, định kỳ kể cả khi không có triệu chứng để kiểm soát bệnh tốt nhất có thể, tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Thân mến
Tags:
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play