Câu hỏi:
Chào bác sỹ. mình 30 tuổi. ngày thường xuyên đi tiểu nhiều lần. nhiều khi 30 phút sau lại buồn đi. đêm cũng đi 1 2 lần. tiểu bình thường ko đau buốt. lượng nước tiểu nhiều. nước uống bình thường ko quá nhiều. bị đã nhiều năm nay. đã đi khám nhiều nơi. siêu âm ổ bụng xét nghiệm máu nước tiểu khám mọi thứ đều bình thường bác sỹ cũng chẩn đoán ko vấn đề gì. vậy bác sỹ có thể tư vấn giải đáp giúp mình có thể do bệnh lý gì hoặc do vấn đề gì ko ạ. cám ơn bác sỹ
Trả lời:
Chào bạn !
Trong thực tế hầu hết mọi người thường đi tiểu bốn đến tám lần một ngày. Cần đi hơn tám lần một ngày hoặc thức dậy vào ban đêm để đi vệ sinh nhiều hơn một lần trong đêm được coi là đi tiểu thường xuyên. Mặc dù bàng quang thường có thể chứa tới 600 ml nước tiểu (khoảng 2 cốc), nhưng cảm giác muốn đi tiểu thường được cảm nhận khi bàng quang chứa khoảng 150 ml nước tiểu (chỉ hơn ½ cốc).
Có hai cách khác nhau để xem xét việc đi tiểu thường xuyên:
Một là sự gia tăng tổng khối lượng nước tiểu được sản xuất (đi tiểu nhiều hoặc tiểu nhiều)
Hai là rối loạn chức năng trong việc lưu trữ và làm rỗng bàng quang.
Nguyên dân có thể do :
- Nhiễm khuẩn tiết niệu
- Đái tháo đường
- Dùng thuốc lợi tiểu
- Các vấn đề về tuyến tiền liệt : Một tuyến tiền liệt mở rộng ( tăng sản tuyến tiền liệt lành tính , hoặc tăng sinh tuyến tiền liệt) có thể ấn vào niệu đạo và chặn dòng nước tiểu, làm cho thành bàng quang bị kích thích. Bàng quang co lại ngay cả khi nó chứa một lượng nhỏ nước tiểu, khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn
- Đột quỵ
- Ung thư bàng quang
- Bệnh đa xơ cứng
- Hội chứng bàng quang kích thích
- Uống quá nhiều nước
- Uống nhiều đồ ngọt, rượu, cafe
- Ngoài ra còn do sỏi bàng quang hoặc sỏi thận, hẹp niệu đạo, tiếp xúc với bức xạ khung chậu ( trong điều trị ung thư),...
Bạn là nam, tuổi còn trẻ, đã đi khám và kiểm tra nhiều nơi nên nghĩ nhiều bạn đang mắc hội chứng bàng quang kích thích.
* Điều trị hội chứng bàng quang kích thích :
Tập các bài tập Kegel: Đây là các bài tập có tác dụng co thắt và thư giãn cơ sàn chậu, từ đó giúp kiểm soát bàng quang và giảm tần suất đi tiểu. Bạn nên thực hiện liên tục hàng ngày và kéo dài ít nhất 2 tháng để đạt hiệu quả cao.
Thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày: Chế độ ăn không khoa học, thiếu dinh dưỡng là “thủ phạm” gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có các bệnh lý về đường tiết niệu và hội chứng bàng quang kích thích. Chính vì vậy, để bảo vệ bản thân, bạn hãy tự xây dựng cho mình một chế độ ăn “thông minh” bằng cách hạn chế những thức ăn cay nóng, đồ ăn chế biến sẵn, đồ uống kích thích bàng quang như cà phê, trà, rượu, bia…
Tập yoga: Các bài tập yoga có thể giúp tăng cường sức khỏe các nhóm cơ chịu trách nhiệm thực hiện phản xạ đi tiểu bình thường như cơ sàn chậu, cơ niệu đạo, cơ bàng quang…
Thuốc : Một số loại thuốc thường được chỉ định là tolterodine, oxybutynin, trospium,.
Phẫu thuật : Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật trong trường hợp điều trị nội khoa thất bại
* Tuy nhiên để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh bạn nên đến khám chuyên khoa Ngoại tiết niệu để được thăm khám, tư vấn, điều trị tốt hơn nhé.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh !
Tags:Tiết Niệu