eDoctor
Câu hỏi:
dạ thưa bác sĩ cho em hỏi . tình hình là em bị đứt dây chằng chéo trước chân phải đó , nhưng nó không đứt hết mà còn dính chút ít . em có chụp MRI ở bệnh viện đa khoa Đồng Nai ạ . nhưng bác sĩ không cho em mổ để nối dây chằng ạ . thưa bác sĩ vậy bác sĩ cho em hỏi là dây chằng em nó có thể tự hồi phục được không ạ , nếu như vậy thì chân của e nó có bị teo lại không . cảm ơn bác sĩ
Trả lời:
Chào em ! Đứt dây chằng chéo trước là loại tổn thương thường gặp nhất trong chấn thương khớp gối. Nguyên nhân thường do chấn thương thể thao, tai nạn giao thông, và tai nạn sinh hoạt. - Thường biểu hiện : + Sưng và đau vùng gối:Người bệnh có thể cảm nhận được tiếng “rắc” ngay khi chấn thương. Sau đó gối sưng đau và hạn chế vận động. Dù có điều trị hay không thì tình trạng sưng đau dần cũng tự hết( nếu không có các tổn thương nặng nề khác kèm theo) + Lỏng gối: Có cảm giác chân yếu khi đi lại. Khó khăn khi đứng trụ một chân bên gối lỏng. Khi chạy nhanh có cảm giác ríu chân, dễ vấp ngã. Khi đi nhanh trên đường không bằng phẳng, dễ có cảm giác trẹo gối. Lên cầu thang cảm giác không thật chân, khó khăn khi đi xuống dốc hoặc bước xuống cầu thang. + Teo cơ: Dần dần đùi bên chấn thương nhỏ dần do teo cơ, do đó chân càng này càng yếu, nhất là khi cơ đùi teo nhiều (Teo cơ dễ xẩy ra ở những người ít hoạt động như dân văn phòng, học sinh… Tuy nhiên với vận động viên thể thao, triệu chứng lỏng gối thường biểu hiện không rõ ràng vì cơ đùi rắn chắc làm cho gối vững giả tạo mặc dù dây chằng chéo trước đã đứt hoàDiễn biến tự nhiên sau đứt dây chằng chéo trướcn toàn.) - Diễn biến tự nhiên sau tổn thương dây chằng chéo trước (nếu không phẫu thuật) tùy thuộc vào mức độ tổn thương, tuổi, mức độ hoạt động của người bệnh. + Đứt một phần dây chằng chéo trước (căng giãn, đứt không hoàn toàn): phần lớn là tốt nếu được tập phục hồi chức năng đúng, đủ thời gian, thường ít nhất là 3 tháng. Tuy nhiên, có nhiều bệnh nhân mặc dù tổn thương không hoàn toàn nhưng gối vẫn mất vững. + Đứt hoàn toàn dây chằng chéo trước: phần lớn tiên lượng kém nếu không được phẫu thuật. Người bệnh bị lỏng gối nhiều, không thể bước đi bình thường, mất khả năng chơi thể thao. Hậu quả của quá trình lỏng gối là xuất hiện các tổn thương thứ phát như rách sụn chêm (>90%), bong sụn khớp (70%), và cuối cùng là thoái hóa khớp gối (60% sau 10 năm). - Điều trị bảo tổn (không phẫu thuật) Những trường hợp điều trị bảo tồn, phục hồi chức năng đóng vai trò quan trọng. Đeo nẹp chỉnh hình thực sự cần thiết. Tuy nhiên, khi tổn thương dây chằng chéo trước có các tổn thương khác kèm theo thì nên phẫu thuật. - Chỉ định bảo tồn: + Đứt không hoàn toàn dây chằng chéo trước, gối vững + Đứt hoàn toàn dây chằng chéo trước ở bệnh nhân: + Không có triệu chứng, hoặc không có nhu câu chơi thể thao hoặc sẽ từ bỏ chơi thể thao. + Ít hoạt động, người già.Trẻ em (còn sụn phát triển). - Điều trị bằng phẫu thuật + Phẫu thuật khâu lại dây chằng chéo từ lâu đã không mang lại hiệu quả, vì vậy, tái tạo lại dây chằng chéo trước bằng một mảnh gân khác thay thế qua nội soi là phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất hiện nay. Các vật liệu thay thế (mảnh ghép) có thể là: Gân bánh chè tự thân (của chính bệnh nhân). Gân Hamstring tự thân (gân cơ thon và cơ bán gân). Gân cơ tứ đầu tự thân. Gân đồng loại (lấy từ người hiến tặng): gân A-sin, gân bánh chè, gân chầy sau, gân mác bên dài… Bệnh nhân được mổ tái tạo lại dây chằng chéo trước có tỷ lệ thành công từ 82-95% (theo tài liệu của Mỹ). + Mục đích của phẫu thuật là giải quyết lỏng gối, phục hồi lại chức năng của dây chằng chéo trước, từ đó làm vững gối, giúp người bệnh trở lại sinh hoạt và chơi thể thao bình thường. - Tuy nhiên, có một số yếu tố khiến người bệnh cân nhắc, quyết định mổ hay bảo tồn, đó là : + Những người trưởng thành có nhu cầu hoạt động nhiều; các vận động viên thể thao; người lao động chân tay thì nên phẫu thuật. + Những người có tuổi nhưng nhu cầu hoạt động còn cao, nên cân nhắc khi quyết định phẫu thuật. + Trẻ em đang tuổi phát triển, nên cân nhắc khi phẫu thuật vì có thể làm tổn thương sụn phát triển, lúc này phẫu thuật viên nên trì hoãn phẫu thuật cho tới khi có những cải tiến về kỹ thuật hoặc đã giảm nguy cơ làm tổn thương sụn phát triển của trẻ. + Những người tổn thương dây chằng chéo trước mất vững, có nguy cơ dễ tái chấn thương cũng nên cân nhắc. Trên đây là một số thông tin về bệnh, em hãy đọc và hiểu tại sao bác sỹ không mổ ngay cho em nhé. Thân mến chúc em nhanh hồi phục .
Tags:
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play