eDoctor
Câu hỏi:
Me em bi suy Gian tinh Mach chan da lau, Lan nay thi bi dau nhuc got chan, an tay thay dau ko biet la me em bi gi?. Me em hay ngam chan bang cay luoc vang luc truoc thay do nhung bay gio thi ko do! Me em lam cong nhan nen phai dung ca ngay ru 7h den 21h moi ve. Ko biet cong viec phai dung nhieu nhu v co Anh huong nhieu toi benh cua me e ko a? Lam sap de het nhuc got chan nua a?
Trả lời:
Chào bạn Theo các dấu hiệu bạn mô tả cũng như đã được chẩn đoán thì đúng là mẹ bạn đang bị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra tại bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể, nhưng thường thấy nhất là chi dưới, do những cấu trúc đặc thù và cũng là vùng thấp nhất của cơ thể. Suy giãn tĩnh mạch chân xảy ra khi các van một chiều bị tổn thương, mất khả năng đưa máu về tim và thành tĩnh mạch cũng giãn ra, tạo thành các búi gân nổi chi chít trên da như mạng nhện (ở giai đoạn nặng). Những triệu chứng thường gặp của suy giãn tĩnh mạch chi dưới là đau và khó chịu. Cảm giác này có thể được mô tả như sự mệt mỏi hay khó chịu chung chung và nặng hơn vào cuối ngày hay sau khi đứng lâu 1 thời gian dài, và có thể thuyên giảm khi kê chân cao. Ngoài ra, bệnh nhân bị suy tĩnh mạch có thể bị ngứa da, chuột rút ở chân. Đau hay sưng chân cũng là những biểu hiện của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Ngoài ra, bệnh cũng có thể làm biến đổi màu sắc da, xuất hiện ở nhiều giai đoạn của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch, trong đó có các nguyên nhân mà mẹ bạn có như đứng hay ngồi lâu trong thời gian dài, các bơm cơ không hoạt động dẫn đến sự ứ trệ máu ở chân và tĩnh mạch sưng to dần hoặc vấn đề về tuổi tác: càng có tuổi, thành tĩnh mạch càng trở nên kém đàn hồi và tăng khuynh hướng mắc bệnh lý tĩnh mạch. Nếu mẹ bạn có các triệu chứng như đau chân; Nặng và mỏi chân; Sưng, phù chân; Chuột rút ban đêm bạn nên đưa mẹ đến các trung tâm hoặc cở sở y tế có chuyên khoa Mạch máu để được khám và làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác khả năng mắc bệnh cũng như mức độ bệnh suy tĩnh mạch. Từ đó, có thể lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp nhất cho tình trạng bệnh của bạn, nhằm ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh, bảo vệ sức khỏe đôi chân và nâng cao chất lượng cuộc sống. Bênh có thể chủ động phòng tránh bằng cách vận động thường xuyên, hạn chế đứng hay ngồi quá lâu, đồng thời, ăn thức ăn giàu chất xơ, hạn chế ngọt béo để bảo vệ vững chắc thành tĩnh mạch. Với trường hợp mẹ bạn đã bị suy giãn tĩnh mạch, bạn khuyên mẹ nên nâng cao chân cao hơn mức tim bất cứ khi nào có thể. Tập thể dục bàn chân bằng cách vẽ chữ cái của bảng chữ cái với ngón chân 1 lần mỗi giờ khi ngồi trong thời gian kéo dài; Tránh đứng hoặc ngồi liên tục trong một thời gian dài. Tránh tắm nước nóng và tiếp xúc quá nhiều với ánh mặt trời. Tránh mất nước. Hiện nay, mang vớ y khoa là một trong những biện pháp điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới hiệu quả và tiết kiệm. Bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng thuốc hoặc trang thiết bị y tế. Chúc mẹ bạn khỏe
Tags:
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play