eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, Bác sĩ cho em hỏi nguyên nhân gây nên bệnh thoái hoá khớp gối vậy?cách phòng ngừa như thế nào?em xin cảm ơn Bác sĩ.
Trả lời:
Chào bạn, Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây thoái hóa khớp gối - Trục của chi dưới có thể là một yếu tố thuận lợi cho thoái hoá khớp. Trục của chi dưới khác nhau ở mỗi người: Có thể là gối vẹo trong tức là khi đứng thẳng hai gối tách nhau ra: hình thái này thường gặp. Ngược lại, gối vẹo ngoài hai gối sáp lại gần nhau , nhưng cổ chân thì lại tách xa nhau. Gối vẹo trong thì chuyển trọng tâm của gối vào phía trong làm tăng sức nặng đè lên khoang trong gối nên thường dẫn tới thoái hoá khớp ở bên trong. Với gối vẹo ngoài thì quá trình lại ngược lại. -Trọng lượng cơ thể cũng là một yếu tố thuận lợi - Đôi khi không có bất cứ nguyên nhân nào, khớp gối vẫn bị thoái hoá dần theo thời gian cùng với tuổi già. - Thoái hoá khớp thứ phát sau chấn thương cũ ở gối : - Gẫy các xương đùi, xương chày, xương bánh chè nội khớp - Đứt dây chằng cũ , đặc biệt là dây chằng chéo trước , - Thương tổn sụn chêm, đặc biệt nếu sụn chêm bị lấy bỏ. Đây là nguyên nhân thường gặp vì sụn chêm có vai trò như tấm đệm trung gian giữa xương đùi và xương chày. - Những bệnh ở gối: có thể là nguyên nhân gây thoái khớp : - Nhiễm khuẩn - Thấp khớp ( đặc biệt trong viêm đa khớp dạng thấp ) - Hoại tử xương (hoại tử vô khuẩn một phần của xương), đặc biệt hay gặp ở lồi cầu đùi Để đề phòng và hạn chế thoái hóa khớp, ngay khi còn trẻ cần tập thể dục đều đặn, tránh bị dư cân, tránh những động tác quá mạnh, nhất là những động tác có thể làm lệch trục khớp và cột sống. Điểm lại các nguyên nhân thường gặp, chúng ta thấy rõ thoái hóa khớp là bệnh có thể ngăn ngừa được. Sau đây là các biện pháp được các nhà chuyên môn khuyến cáo: - Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ thích hợp, tránh dư cân béo phì. - Phát hiện và sửa chữa các dị dạng xương, khớp gối, đặc biệt ở trẻ em. - Tập vận động thường xuyên và vừa sức: luyện tập thể dục, thể thao vừa sức sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng. Đó là yếu tố giúp tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp. Cơ bắp khỏe mạnh sẽ giúp giảm lực đè ép lên khớp xương và giảm khả năng té ngã trong sinh hoạt và lao động. - Giữ tư thế cơ thể luôn thẳng và cân bằng: Tư thế tốt sẽ giúp bảo vệ các khớp tránh sự đè ép không cân đối. Ở tư thế thẳng sinh lý, diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp sẽ đạt mức tối đa vì thế lực đè ép sẽ tối thiểu. Hơn nữa, khi đó sẽ có sự cân bằng lực giữa các dây chằng và cơ bắp quanh khớp, giúp giảm bớt nhiều nhất lực đè ép lên hai mặt sụn khớp. - Sử dụng các khớp lớn trong mang vác nặng và tránh quá sức - Giữ nhịp sống thoải mái và thường xuyên thay đổi tư thế: Bạn nên sắp xếp công việc hợp lý, hài hòa giữa nghỉ ngơi và lao động. Nên nhớ rằng các cơ quan trong cơ thể đều cần có sự nghỉ ngơi để tái tạo lại năng lượng. Không nên lặp đi lặp lại một công việc hay tư thế làm việc kéo dài quá sức chịu đựng của cơ thể. Lực tác động không lớn nhưng nếu lặp đi lặp lại trong thời gian quá dài sẽ làm tổn thương khớp. Thân
Tags:
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play