eDoctor
Câu hỏi:
Em bị tình trạng bị đau ở vùng xương gần hậu môn, cảm giác bị sưng phù ở vùng xương đó?bác sĩ cho em hỏi đang bị gì? Em cảm ơn
Trả lời:
Chào em ! Trao đổi với em về tình trạng bị đau ở vùng xương gần hâu môn có cảm giác sưng phù ở đấy. Vùng em bị đau đó là xương cùng cụt 1- Xương cụt (xương cùng) là phần cuối cùng của xương sống, được cấu tạo bởi 5 đốt sống tạo thành hình tam giác nối với xương hông. 2- Triệu chứng đau xương cụt : - Đau xương cụt là bệnh đau xuất hiện ở xương cụt hoặc ở vùng cơ bắp sát với xương cụt. Đây không phải là bệnh quá nghiêm trọng, tuy nhiên ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh, đặc biệt ở phái nữ. Khả năng giãn nở của các cơ, gân, đốt sống ở lưng của người phụ nữ mạnh hơn hơn nam giới, kém thích nghi với các hoạt động mạnh dẫn tới dễ bị đau buốt vù - . Khi bị đau xương cụt, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức, đôi khi là nhói ở vùng mông hoặc hông. Nặng hơn, người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau lan xuống dưới háng, đầu gối và thậm chí là cả mắt cá chân. 3- Nguyên nhân gây ra bệnh đau xương cụt.: - Do những tổn thương từ bên ngoài như bị đập xương cụt xuống đất hoặc va đập vào những vật cứng, vật có góc cạnh...Ngồi làm việc lâu trong văn phòng chính là nguyên nhân gây đau xương gần hậu mônng lưng và xương cụt - Do bệnh xương khớp: viêm khớp hoặc thoái hóa khớp. Đau do tuổi tác,tuổi tác càng cao thì quá trình thoái hóa xương khớp càng diễn ra mạnh. Vì vậy mà người cao tuổi cũng có thể là đối tượng dễ gặp phải bệnh này nhất. - Do tính chất công việc phải ngồi quá lâu hoặc đi xe đạp nhiều cũng khiến cho phần đốt sống bị đau nhức. - Do các bệnh phụ khoa gây nên: viêm cơ quan sinh dục, vị trí tử cung bất thường, khối u ở khoang xương chậu... - Do mang thai: Trọng tâm cơ thể dồn về phía sau làm thay đổi kết cấu các khớp ở đốt sống lưng 4- Điều trị : - Để giảm đau nhức, em cần phải chú ý nghỉ ngơi hợp lý và bổ sung canxi cho cơ thể. Có thể kết hợp với các phương pháp xoa bóp, bấm huyệt và lưu ý không tham gia các hoạt động mạnh trong thời gian này .Không nên vận động mạnh để tránh gây thêm tổn thương vùng xương gần hậu môn. Đồng thời nên tập luyện tập các môn thể dục thể thao nhẹ nhàng như là đi bộ, yoga để cho cơ thể được dẻo dai và tránh gây thêm các tổn thương. Nếu sau một thời gian điều trị mà vẫn không giảm đau nhức, em nên đi đến bác sỹ cơ xương khớp khám xương cụt. Thân chào !
Tags:
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play