eDoctor
Câu hỏi:
Xin bác sĩ cho biết rối loạn thần kinh thực vật có trị được không vả trị ở đâu?
Trả lời:
Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc tới eDoctor Hệ thần kinh thực vật bao gồm hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm. Rối loạn thần kinh thực vật chính là mất cân bằng giữa hai hệ thần kinh này. Tuy vào mức độ mà có biểu hiện khác nhau: Hệ thần kinh: rối loạn vận mạch gây đau đầu khi thay đổi thời tiết; rối loạn tuần hoàn não, giảm trí nhớ, giảm tập trung, ngủ kém, lo âu, buồn bực vô cớ. Tim mạch: chóng mặt và choáng tư thế đứng do tụt huyết áp, hồi hộp, hụt hơi, nhịp tim nhanh hoặc chậm, huyết áp tăng giảm thất thường, đau thắt ngực, thiểu năng mạch vành, khó thích ứng với hoạt động thể lực, nhịp tim thay đổi một cách chậm chạp hoặc không thay đổi để đáp ứng kịp thời với hoạt động thể lực hoặc tập thể dục thể thao. Hệ tiêu hóa: gây rối loạn tiêu hóa do rối loạn chức năng co bóp của dạ dày, ruột. Gây ra cảm giác nhanh no sau khi ăn, ăn không ngon, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn, khó nuốt và ợ hơi. Kích thích đại tiện khi căng thẳng. Hệ tiết niệu: rối loạn tiết niệu, gây tiểu khó, tiểu không tự chủ, kích thích tiểu tiện khi căng thẳng và tiểu không hết nước tiểu, có thể dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Hệ bài tiết: rối loạn tiết mồ hôi, giảm tiết hoặc tăng tiết quá mức, ảnh hưởng tới khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể, thân nhiệt nóng lạnh bất thường. Hệ hô hấp: co thắt cơ trơn phế quản gây khó thở, tăng khi thay đổi thời tiết hoặc căng thẳng. Hụt hơi khó thở, tức ngực. Ngạt mũi do giãn cuốn mũi. Hệ cơ xương khớp: máy giật cơ, buồn bực chân tay, đau nhức xương khớp khi trở trời. Hệ sinh dục: rối loạn tình dục, bao gồm cả vấn đề đạt được hoặc duy trì sự cương cứng, xuất tinh sớm ở nam giới và khô âm đạo, khó đạt cực khoái ở phụ nữ. Rối loạn kinh nguyệt. Hệ lông tóc móng: bệnh có thể gây rụng tóc, da khô, hư móng, co giãn mạch ngoài da… Triệu chứng toàn thân như: mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, ớn lạnh, đau mỏi vai gáy, đau mỏi cột sống, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn lo âu, có bệnh nhân có cảm giác không sống nổi, như sắp chết. Phản ứng sinh học chậm chạp với ánh sáng, gặp khó khăn khi lái xe vào ban đêm. Cách điều trị rối loạn thần kinh thực vật Có nhiều cách điều trị dành cho chứng rối loạn thần kinh thực vật mà mỗi người có thể lựa chọn để phù hợp với biểu hiện cụ thể và điều kiện điều trị của mình. ** Nội khoa: dùng các thuốc canxi, sinh tố nhóm B (đặc biệt Vitamin B6), acid glutamic, thuốc an thần… Bên Y học Dân tộc (Đông Y) điều trị bệnh này rất hay vì có thể châm cứu kết hợp lý liệu pháp tắm nóng, tắm lạnh. Ngoài ra nên tập thể dục, tránh căng thẳng, tịnh tâm. ** Ngoại khoa có khi phải đặt ra nếu rối loạn thần kinh thực vật mà hiện tượng tăng tiết mồ hôi quá nhiều, đặc biệt ở lòng bàn chân, bàn tay do trạng thái cường chức năng giao cảm, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động… Trường hợp này bác sĩ chuyên khoa thần kinh có thể làm thủ thuật hủy hạch giao cảm ngực. Tuy nhiên sẽ vẫn bị tái phát nếu không điều chỉnh cuộc sống thăng bằng theo kiểu SỐNG CHẬM. ** Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều liệu pháp điều trị rất hiệu quả như: +Liệu pháp hoá dược: – Bệnh nhân được dùng các loại thuốc để điều chỉnh sự chuyển hoá của các chất trung gian hoá học ở si náp tế bào thần kinh như các thuốc chống trần cảm. – Sử dụng các thuốc để điều trị các triệu chứng biểu hiện ở bệnh nhân (điều trị theo triệu chứng) + Liệu pháp tâm lý: – Tránh các sang chấn tân lý trong cuộc sống hàng ngày kể cả tình huống căng thẳng trên phim ảnh và sách báo. – Liệu pháp thư giãn luyện tập để tạo tâm lý thư giãn, bớt căng thẳng tâm lý. – Tập thở kiểu YOGA để điều hoà chức năng hoạt động của thần kinh thực vật – Ngồi thiền giúp tĩnh tâm, giảm căng thẳng tâm lý. – Đôi khi ở rất hiếm bệnh nhân tự nhiên khỏi bệnh không cần điều trị. + Tập thể dục thể thao Cũng có thể luyện tập đi bộ 1 ngày ít nhất 1 tiếng đồng hồ, những bước chân vô thức sẽ tác động rất tốt và điều chỉnh lại hệ thần kinh thực vật. Khoảng 1 thời gian sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt nhưng muốn lấy lại cảm giác thì phải tập liên tục trong 6 tháng. Tuy nhiên, thần kinh thực vật là một hệ thống tuần thể nên việc điều chỉnh hoạt động của cả cơ thể mình mới là điều quan trọng nhất. + Chế độ dinh dưỡng đầy đủ Người rối loạn thần kinh thực vật nên ăn gì? Một khẩu phần ăn uống đầy đủ để hệ thống thần kinh thực vật được nuôi dưỡng đúng cách để hoạt động tốt . Protein động vật là đặc biệt hữu ích cho hệ thống não bộ và thần kinh vì nó có chứa chất béo và protein cần thiết cho các dây thần kinh. Chúng bao gồm các acid béo omega- 3 và omega – 6 axit béo thiết yếu. Thực phẩm tuyệt vời cho hệ thống thần kinh là trứng, thịt , các loại hạt, các loại rau củ và dầu cá như cá hồi. Để giữ cho thần kinh thực vật ổn định cần bổ sung chất dinh dưỡng là canxi, magiê, kẽm. Hầu hết tất cả mọi người nên có những bổ sung ngay, khi chế độ ăn uống của họ thường là thấp . Vitamin nhóm B cũng là quan trọng nhất , và chủ yếu thu được từ men dinh dưỡng , thịt và trứng. Tùy vào mức độ của bệnh mà bạn có thể điều trị tại bệnh viện tuyến huyện hoặc tuyến tỉnh. Nếu phải phẫu thuật cắt hạch giao cảm thì bạn cần điều trị tại tuyến trung ương nhé. Chúc bạn sớm lành bệnh!
Tags:
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play