eDoctor
Câu hỏi:
Chào bác sĩ: e nam giới 34t, tình cờ e có dọc một bài báo nói về phương pháp chữa bênh lõm ngực ở trẻ em mà trùng hợp e củng mắc căn bệnh này, e không nhớ là nó có từ khi mới sinh ra hay do một tai nạn hồi khoảng 11 12 tuổi e bị ngã trên cây cao tầm 6m xuống với tư thế nằm sấp có chảy máu, đến lúc dậy thì mới cảm thấy có lỏm nơi ngực vì không ảnh hưởng gì đến cuộc sống với thời đó kinh tế khó khăn không biết về căn bệnh này nên bỏ qua công việc của e thường việc tay chân nặng nên củng nghỉ do mình làm việc mệt nghỉ ngơi thì hết ( không làm việc quá sức lâu được) khoảng 1 năm lại đây e bị rối loạn thần kinh thực vật người luôn luôn trong tình trạng mệt mỏi không làm gì được giờ chỉ thể dục mạnh tý là gây thở mạnh nhịp tim nhanh mệt mỏi (không đau ngực,không khó thở) Vậy thưa bs ,không biết e bị rltktv hay bệnh lõm ngực gây ra tình trạng trên. Nếu như bệnh lõm ngực ở thể trạng nhẹ mình có cần can thiệp y khoa không hay có một phương pháp nào không? với e lớn tuổi hiện tại bệnh có còn nặng theo thời gian nữa không? Nhờ bs tư vấn vì dịch bệnh nên e chưa thể đi khám được E chân thần cảm ơn bác sĩ nhiều
Trả lời:
Chào em, Bệnh lõm ngực bẩm sinh, là một dị tật bẩm sinh do sự phát triển bất thường của xương ức và một vài sụn sườn, khiến thành ngực bị lõm xuống bất thường. Đây là loại dị dạng lồng ngực thường gặp nhất, có thể gây chèn ép tim phổi, gây hạn chế vận động thể lực, gầy yếu và ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Hầu hết các bệnh thể trung bình, nhẹ sẽ không có triệu chứng chèn ép tim phổi và không gây ra triệu chứng. Với các mức độ nặng hơn, các triệu chứng thường gặp gồm: Đau tức ngực, mệt mỏi thường xuyên, khó thở, tim đập nhanh. Các thể bệnh có thể tiến triển dần theo thời gian và nặng lên gây ra triệu chứng. Phương pháp điều trị chủ yếu hiện nay là phẫu thuật. Theo như mô tả: Em phát hiện lõm ngực tình cờ sau té, lúc 11-12 tuổi và không gây ảnh hưởng gì đến hoạt động sống hàng ngày. Hiện tại, do làm việc nặng nên em thường xuyên cảm thấy mệt mõi, tim đập nhanh nhưng không đau ngực, khó thở. Để có chẩn đoán chính xác em nên đến bệnh viện khám nhé. Trước mắt, em nên nghĩ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc quá sức. Ăn đầy đủ chất và ngủ đủ giấc: 7 giờ mỗi đêm. Tập hít thở chậm sâu kiểu thở bụng ( hít vào bụng phình ra, thở ra bụng hóp sát vào). Thân ái.
Tags:
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play