eDoctor
Câu hỏi:
Chào bác sĩ. Mẹ em năm nay 54 tuổi. Ban đêm ngủ hay ngáy to. Nhưng ngáy ko đều như những người hay ngủ ngáy. Mà khi ngáy to tầm 5-7 lần sẽ ngáy rít 1 cái thật mạnh sau đó giật mình và trở người. Tiếp tục ngủ lại ngáy tiếp như vậy. Gần đây, mẹ em nói có hiện tượng trào nước bọt nhiều khi ngủ. Cho em hỏi hiện tượng này có bình thường không ạ? Có là dấu hiệu của bệnh lý gì không ạ? Em cảm ơn.
Trả lời:
Chào bạn, cám ơn bạn đã gửi câu hỏi! Bác sỹ trả lời câu hỏi của bạn như sau: Ngủ ngáy hay còn gọi là ngáy khi ngủ, là hiện tượng luồng không khí mà 1 người hít vào khi đang ngủ, lúc đi qua 1 vùng hẹp ở đường hô hấp trên sẽ tác động làm cho niêm mạc các mô xung quanh rung lên tạo nên một loại âm thanh đặc trưng mà người ta gọi đó là tiếng “ngáy”. Vùng hẹp đó có thể ở vùng mũi, miệng hoặc là họng. Mọi trở ngại cho sự lưu thông bình thường của không khí giữa thanh quản và vùng mũi họng đều là nguyên nhân ngủ ngáy. Nó là hậu quả của 1 hay sự kết hợp của nhiều yếu tố sau: Tắc nghẽn đường hô hấp mũi: Do dị ứng hoặc viêm xoang. Một số người chỉ ngáy trong mùa dị ứng hoặc khi bị nhiễm trùng xoang. Các dị tật mũi như vách ngăn lệch hoặc polyp mũi cũng có thể gây ra tắc nghẽn đường thở, khiến ngủ ngáy xuất hiện; Giảm trương lực cơ trong cổ họng và lưỡi: do các mô liên kết nâng đỡ vùng này bị giãn quá mức, trở nên lỏng lẻo, không giữ được lưỡi ở vị trí ban đầu mà khiến lưỡi bị tụt lại phía sau và che lấp đường thở. Nguyên nhân tình trạng này có thể do giấc ngủ quá sâu, say rượu hoặc do sử dụng một số loại thuốc ngủ gây ra. Sự lão hóa cũng khiến các cơ vùng này nới lỏng khi ngủ. Điều này lý giải cho sự gia tăng tỷ lệ người ngủ ngáy theo tuổi Mô họng quá lớn: người thừa cân, béo phì có thể bị tích lũy mô mỡ ở vùng hầu họng, khiến cho mô họng quá lớn, làm hẹp khoảng không giữa vùng hầu họng và thanh quản và gây ra tiếng ngáy. Ngoài ra, trẻ em bị viêm amidan và vòm họng lớn cũng thường bị ngáy; Vòm miệng và/hoặc lưỡi gà dài (mô treo ở phía sau miệng): có thể làm thu hẹp khoảng trống từ mũi đến cổ họng. Các cấu trúc giải phẫu này rung lên và va chạm với nhau khiến đường thở bị tắc và gây ra tiếng ngáy; Uống rượu: Rượu làm ức chế và gây rối loạn hoạt động của hệ thần kinh trung ương, làm giãn các cơ vùng cổ. Khi tất cả mô và cơ xung quanh cổ họng giãn ra, đường hô hấp dễ đóng lại hơn, dẫn đến ngủ ngáy. Mất ngủ: ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến giãn cổ họng; Vị trí ngủ: ngáy thường gặp nhất khi nằm ngửa do cổ họng làm hẹp đường thở; đặc biệt là khi nằm ngủ gối đầu cao gây gập cổ. Ngưng thở khi ngủ: ngáy cũng có thể liên quan với tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ. Trong trường hợp nghiêm trọng này, các mô họng ngăn chặn một phần hoặc hoàn toàn đường thở, gây ngáy. Một số dị tật bẩm sinh như cổ họng hẹp, cuống lưỡi to, cuống họng dài Để được chẩn đoán chính xác hơn việc chảy nước bọt khi ngủ bạn cần cho bác đến khám ở chuyên khoa TAI MŨI HỌNG bạn nhé. Việc này có liên quan nhiều đến các bệnh lý khác nhau:Trào ngược dạ dày thực quản, mắc chứng ngưng thở lúc ngủ, viêm nhiễm vòm miệng, xoang mũi bị tắc, rối loạn nuốt. Thân mến - Chúc gia đình bạn nhiều sức khỏe! Hút thuốc lá nhiều khiến người hút thuốc thường dễ bị viêm họng hơn, và khiến mô dễ bị rung hơn, đường hô hấp dễ bị đóng lại vào ban đêm. Do đó nên tránh hút thuốc trước khi đi ngủ, cũng như bỏ thuốc lá.
Tags:
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play