eDoctor
Câu hỏi:
bác sĩ cho cháu hỏi, cháu đang điều trị chứng rối loạn lo âu, dạo gần đây cháu hay bị tình trạng như có cái gì đó xúi giục cháu làm những điều sai trái, cháu càng cố gắng chống lại thì càng nhiều hơn. Nhiều lúc cháu côd gắng suy nghĩ tích cực hơn, quên điều đó đi nhưng một thời gian rồi những điều đó lại quay lại khiến cháu vô cùng chán nản và tuyệt vọng, nhiều lúc cháu ko có niềm tin vì cháu cứ bị những điều này làm cháu tuyệt vọng, có lúc cháu muốn chết ! Cháu phải làm s đây ạ, cháu vẫn đag uống thuốc, bây h cháu nản lắm, cháu ko dám suy nghĩ tích cực luôn vì tích cực một chút là lại tiêu cực, cháu cảm giác dường như chỉ có cái chết mới chấm dứt mọi chuyện !
Trả lời:
Chào cháu Nếu cháu đã được chẩn đoán và đang điều trị rối loạn lo âu thì trước tiên, cháu phải uống thuốc theo đơn, tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Tuy nhiên, thuốc chỉ thực sự phát huy được hiệu quả nếu cháu hiểu được nguyên nhân gây ra chứng rối loạn lo âu của bản thân cháu và từ đó, biết cách quản lý các căng thẳng mà cháu gặp phải. Thường thì áp lực công việc và những vấn đề cuộc sống là nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu. Việc phải xử lý quá nhiều việc một lúc khiến những căng thẳng xuất hiện và có thể khiến người ra rơi vào cơn trầm cảm. Nếu nhận thức được nguyên nhân nào khiến cháu căng thẳng, lo lắng thì cháu có thể tìm ra cách quản lý công việc, điều chỉnh cách làm việc để giảm bớt những lo âu, căng thẳng và tránh những rối loạn tâm lý cho bản thân. Trước mắt, cháu nên tập viết nhật ký hàng ngày, viết về những sự kiên và cảm xúc, nhất là những cảm xúc tiêu cực hay có suy nghĩ chết. Việc viết ra được những cảm xúc đó ra giấy sẽ khiến hoạt động ở hạch hạnh nhân, chiu trách nhiệm về những cảm xúc sợ hãi, lo âu căng thẳng, giảm đi. Hơn nữa, khi bình tĩnh đọc lại những dòng nhật ký đó, cháu sẽ tìm ra cách giải quyết nếu những cảm xúc này lại xảy ra lần nữa. Đồng thời, cháu nên hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây căng thẳng cho bản thân. Ví dụ không nên đặt ra cho mình những mục tiêu quá cao kỳ vọng quá mức có thể làm cháu cảm thấy bế tắc và thất vọng khi kết quả đạt được không như mong muốn. Nếu căng thẳng do áp lực công việc thì hãy điều chỉnh thời gian để quản lý công việc, hoặc có thể nhờ đến sự giúp đỡ khi bản thân thấy việc đó là quá sức, việc chia sẻ nhận sự trợ giúp có thể giảm những suy nghĩ tiêu cực, giảm căng thẳng và mệt mỏi. Nếu một ai đó luôn làm mình có những suy nghĩ, lo lắng thì nên cân nhắc và chỉ nên gặp gỡ người này nếu thực sự cần thiết. Tăng cường kết nối với những người lạc quan để giúp bản thân giữ được sự vui vẻ, suy nghĩ tích cực trong việc đối mặt với các vấn đề của cuộc sống. Biết cách chia sẻ những căng thẳng lo âu với người phù hợp. Hãy biết cách chăm sóc bản thân vì việc chăm sóc bản thân và cơ thể không chỉ nâng cao sức khỏe về thể chất mà còn giảm những căng thẳng và lo âu không cần thiết. Cháu nên thay đổi thói quen sinh hoạt như: Ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạnh tránh rượu bia và các chất kích thích…; Rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe thể chất; Tập hít thở sâu giúp bản thân bình tĩnh hơn, giảm lo lắng và căng thẳng (tập Yoga); Tham gia các hoạt động yêu thích; Nuôi dưỡng đam mê; Học những điều mới mẻ để phát triển bản thân và quên đi những lo lắng, suy nghĩ tiêu cực. Cuối cùng là nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà không hiệu quả hoặc tác dụng ít thì cháu nên tìm đến các chuyên gia điều trị tâm lý để được giúp giải tỏa những vấn đề của bản thân tránh được những triệu chứng lo âu căng thẳng. Các chuyên gia có thể đánh giá và xác định được mức độ bệnh từ đó đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp nhất với từng người. Chúc cháu thành công!
Tags:
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play