eDoctor
Câu hỏi:
năm nay toi 17tuoi hoc lop 12 từ khi vô học đến giờ toi hay gặp những chuyện bất ngờ cần phải thích ứng dạo gần đây hay đau sau gáy , có lúc chuyện gì đó nhỏ nhoi tự nhiên cảm thấy rât sợ hãi dau ở sau gáy ,mỗi khi mà kiem tra bất kì môn nào cho dù có cbị bài rất kĩ nhưg vẫn rất sợ sệt lạ hơn lúc trước , khi làm bài thi không giống trước sai những chỗ mà không biết bị sai ạ ,toi hay mệt mỏi buồn ngủ , bác sĩ hãy tư vấn ạ
Trả lời:
Chào cháu Những triệu chứng cháu gặp phải có thể là dấu hiệu của stress học đường vì cháu còn nhỏ, đang học lớp 12 nên có thể do áp lực học tập căng thẳng dẫn đến tình trạng này. Đó là phản ứng của cơ thể học sinh, sinh viên rước những áp lực, quá tải tác động vào bản thân, có thể là áp lực học tâp, áp lực từ phía gia đình, áp lực bạn bè, người thân. Nguyên nhân gây stress học đường có thể khác nhau nhưng hầu hết nó đều gây ra cho học sinh lo lắng, áp lực, căng thẳng nhất định và ảnh hưởng đến cảm nhận, suy nghĩ, hành vi và ứng xử của em học sinh đó. Để giảm bớt stress học đường, cháu nên: - Sắp xếp thời gian biểu hợp lý để đảm bảo đủ thời gian giải quyết khối lượng bài tập về nhà. - Đảm bảo sức khỏe bởi khi có một cơ thể khỏe mạnh thì tinh thần sẽ thoải mái, Học tập mới đem lại hiệu quả và tránh những căng thẳng mệt mỏi, những triệu chứng thực thể - Đừng ép buộc bản thân: Nhiều học sinh luôn có những suy nghĩ lo sợ bị điểm kém, sợ trượt đại học, sợ làm bố mẹ thất vọng, sợ thua kém bạn bè. Trong trường hợp này hãy nhắc nhở bản thân ” Chỉ cần mình cố gắng hết sức và không bỏ cuộc, dù kết quả có như thế nào thì mình cũng không có gì phải hối hận”. Hãy đơn giản hóa mọi chuyện, mọi kỳ thi để có thể thực sự bình tĩnh, giảm những căng thẳng, tỉnh táo để lựa chọn con đường đúng đắn nhất. - Thường xuyên gặp gỡ bạn bè người thân, nói chuyện khác ngoài chuyện học tập. - Củng cố niềm tin và tự tin vào bản thân mình - Ngủ đủ giấc: nên nhân thức được tầm quan trọng của giấc ngủ. Hãy nhớ không có bất cứ bài tập nào quan trọng đến nỗi phải hy sinh giấc ngủ. - Sau những giờ học căng thẳng, hãy giành ra 30 phút giải trí và thư giãn tối đa. Điều này tuy đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả để các em có thể tỉnh táo và lấy lại năng lượng cho trí não. - Tổ chức các buổi học nhóm, nhằm giải quyết những vấn đề lớn và rất lớn Tất cả các điều trên đều quan trọng và cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và mỗi học sinh để các cháu có thể dễ dàng vượt qua áp lực. Khi cần thiết, nên đi khám sức khỏe tâm thần để được hỗ trợ và tư vấn tâm lý tốt nhất. Chúc cháu thành công!
Tags:
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play