eDoctor
Câu hỏi:
Dạ xin có lời chào đến Bác sĩ Nguyễn Đoàn Thanh Phượng. Các lời vàng ngọc của Bác sĩ mình xin trình bày như sau: Cháu năm nay 23 tuổi Nam. Hiện tại đã nghỉ học từ năm 2017 đang ở nhà không làm việc gì. Bệnh khởi phát từ tháng 1/2017 đi khám và được BV Tâm thần TPHCM chuẩn đoán bị Rối loạn Tâm thần giống Tâm thần Phân liệt cấp (F23.2) rồi sau đó là Tâm thần Phân liệt thể không đặc hiệu (F20.9) Thuốc ban đầu dùng khó khăn đôi khi không chịu uống, dần dần nói lắm mới chịu uống... đôi khi uống thuốc bị khó thở, ép tim... có lần phải đưa đi cấp cứu. sinh hoạt của Cháu hiện nay: không chịu làm bất cứ việc gì trong nhà thậm chí ngủ phải giăng mùng sáng gia đình xếp lại... nói chung không chịu làm bất cứ việc gì, tắm rửa tóc tai phải nhắc nhở lắm mới làm, ngoài ăn uống rồi ngủ rồi xem TV rồi xem máy tính, hay đi tới đi lui một minh trong nhà không đi ra ngoài, và đôi khi cười múa một mình hể thấy ai nhìn thấy thì ngưng. Đã và đang dùng thuốc ở địa phương Trung tâm Y tế Huyện Củ Chi Còn chụp chuẩn đoán và xét nghiệm thì mình không biết kết quả chỉ có kết luận là cháu bị Tâm thần phân liệt. Như vậy xin Bác sĩ cho biết muốn chụp chuẩn đoán và xét nghiệm thì phải làm ở đâu? và nói là chụp chuẩn đoán và xét nghiệm gì? Rất mong Bác sĩ giúp mình để gia đình đưa cháu đi làm để được trở lại sinh hoạt bình thường chứ mấy năm nay gia đình cứ đi tới đi lui mà không biết phải là gì? Xin chân thành cám ơn
Trả lời:
Dạ chào bác, Với những chi tiết Bác mô tả thì em nhà có biểu hiện của tâm thần phân liệt như chẩn đoán của các Bác sĩ ở bệnh viện tâm thần. gia đình và mọi người cũng nên biết Tâm thần phân liệt là một loại bệnh tâm thần nặng. Bệnh có thể biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau nhưng đều có chung đặc điểm là ảnh hưởng đến các hoạt động tinh thần và về lâu dài có thể làm thay đổi nhân cách của bệnh nhân. – Bệnh thường bắt đầu ở tuổi trẻ và thường kéo dài suốt cả cuộc đời. – Bệnh thường khởi phát nhanh với các triệu chứng cấp tính xuất hiện trong vài tuần hay có thể khởi phát chậm dần dần trong nhiều tháng , nhiều năm. – Trong thời gian bệnh, bệnh nhân thường trở nên xa lánh những người khác, ít nói chuyện với người thân, trở nên trầm tư, lo âu hoặc hay sợ hãi. Các triệu chứng quan trọng nhất gồm : 1. Hoang tưởng: 2. Ảo thanh: 3. Rối loạn khả năng suy nghĩ: 4. Mất đi ý muốn làm việc: 5. Giảm sự biểu lộ tình cảm: 6. Sự cách ly xã hội: 7. Không nhận thức được rằng bản thân mình đang bị bệnh Hiện nay phương pháp điều trị hiệu quả nhất bệnh TTPL là sự phối hợp giữa thuốc chống loạn thần và công tác phục hồi chức năng tâm lý xã hội cho bệnh nhân. thuốc chống loạn thần là 2 loại thuốc anh đang sử dụng ( resperidone, olanzapine ) (– Các thuốc này không gây nghiện, chúng chỉ góp phần điều chỉnh các chất hoá học trong não. – Đa số bệnh nhân cần điều trị trong thời gian rất lâu dài để đề phòng tái phát. Việc ngưng uống thuốc nhất thiết cần phải hỏi ý kiến bác sĩ tâm thần.) 2. Phục hồi chức năng tâm lý xã hội cho bệnh nhân. Bao gồm một loạt các biện pháp nhằm mục đích: – Giúp bệnh nhân TTPL phục hồi khả năng tiếp xúc với mọi người chung quanh, khả năng làm việc và học tập . – Giúp gia đình bệnh nhân hiểu rõ hơn về bệnh TTPL, về cách điều trị và các tác dụng phụ của thuốc chống loạn thần, về cách đối xử thích hợp với bệnh nhân. – Giúp hàng xóm và mọi người trong xã hội có cái nhìn đúng đắn về loại bệnh này để mọi người chung quanh bệnh nhân thông cảm với bệnh nhân hơn và họ cũng xem bệnh này cũng giống như những loại bệnh cần được điều trị lâu dài khác như bệnh tiểu đường, bệnh cao huyết áp ….. NHỮNG ĐIỀU TRÁNH ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT – Không nên đưa bệnh nhân đến thầy bùa, thầy pháp vì bệnh TTPL không phải do ma quỷ gây ra. – Không nên tranh luận với bệnh nhân về sự vô lý của hoang tưởng. Những ý nghĩ bệnh lý đó chỉ có thể biến mất đi nhờ thuốc chống loạn thần. – Không nên xiềng xích, trói hay nhốt bệnh nhân vì thuốc chống loạn thần có thể làm cho bệnh nhân không còn hung hăng, kích động. – Không nên tự ý cho bệnh nhân ngưng uống thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ tâm thần. Các triệu chứng và dữ kiện đã đủ và đặc trưng cho bệnh cảnh của anh. có thể liều lượng thuốc chưa đủ hoặc tác dụng nhưng chưa nhiều trên trường hợp của anh. Nhưng con thấy đã có cải thiện nhiều mảng. từ không muốn làm việc hoạt động và đồng ý làm khi người khác nhắc.... vấn đề là gia đình mình nữa, quan tâm trò chuyện để giúp đỡ anh hòa đồng xã hội hơn. Và như con nói ở trên tác động môi trường xung quanh cũng rất quan trọng. Việc giúp bệnh nhân bị TTPL hòa đồng lại xã hội không phải là điều dễ dàng Như vậy theo con nghĩ nếu bác lo lắng có thể đưa anh tới Bệnh viện tâm thần trung ương II ở Biên Hòa Đồng Nai thử xem vì đây cũng là 1 trung tâm có tiếng. Bệnh anh không liên quan nhiều đến khoa nội hay ngoại thần kinh nến nếu đi khám ở những chuyên khoa đó bác sĩ cũng sẽ xin đề nghị khám chuyên khoa tâm thần. Chúc gia đình bác có thật nhiều sức khỏe.
Tags:
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play