eDoctor
Câu hỏi:
Tôi bị rối loạn tiền đình vậy nếu chích piracetam ( Nootropin 1g/ml) vậy tôi phải chích bao nhiêu ngày mới hết , tôi thấy bệnh này nên điều trị tây y hay đông y vậy bác sĩ tôi hoang man quá ko biết như thế nào ? Xin các bs chỉ cho
Trả lời:
Chào bạn! Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây mất cân bằng về tư thế làm cho người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo… gây khó chịu. Bệnh rất hay tái phát, từ đó làm ảnh hưởng đến công việc, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đặc biệt những người có bệnh lý đi kèm như thiếu máu não hoặc tăng huyết áp có thể gây đột quỵ dẫn đến tử vong. Rối loạn tiền đình gồm có hai loại là rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương. Biểu hiện của 2 dạng rối loạn đó như sau: - Rối loạn tiền đình ngoại biên thường gặp với biểu hiện chóng mặt khi thay đổi tư thế, đây là bệnh lành tính, chỉ làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt nhưng vẫn còn đi đứng được, cơn chóng mặt thường thoáng qua chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, chúng xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi. Bên cạnh đó, rối loạn tiền đình ngoại biên còn có thể có biểu hiện tình trạng chóng mặt nặng và kéo dài, người bệnh không thể đi đứng được, không thể thay đổi tư thể từ nằm sang ngồi được. Đặc biệt cơn chóng mặt thường kèm theo nôn rất nhiều và nôn kéo dài, ù tai, giảm thính lực một hoặc cả hai bên tai. Người bệnh còn có thể có một số triệu chứng kèm theo như: nặng đầu, khó tập trung, choáng váng, hồi hộp, sợ ánh sáng… Rối loạn tiền đình ngoại biên xảy ra thường do tổn thương tai trong, hoặc dây thần kinh tiền đình xuất phát từ các nguyên nhân như: viêm tai xương chũm mạn tính, do dùng các thuốc có độc tính gây tổn thương tiền đình như thuốc kháng sinh thuộc nhóm Aminoglycosis, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau, rượu… - Rối loạn tiền đình trung ương là bệnh lý thường gặp, người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế bị choáng váng, chóng mặt, đôi khi khó tập trung, mau quên, thỉnh thoảng có kèm theo nôn. Rối loạn tiền đình trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não mà nguyên nhân có thể là do động mạch mang máu đến nuôi não bộ bị thiểu năng bởi tình trạng xơ vữa động mạch, hạ huyết áp tư thế, thoái hoá cột sống cổ làm chèn ép mạch máu cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tiền đình trung ương. Điều trị rối loạn tiền đình chỉ ngơi là chính, bên cạnh đó có thể dùng các thuốc như Piracetam, vinpocetine, cinnarizine, sibelium...thời gian dùng thuốc căn cứ vào tình trạng bệnh của bạn. Thông thường khi hết triệu chứng 3-5 ngày có thể nghỉ dùng thuốc, hoặc dùng với liều thấp và dùng đường uống kéo dài. Chúc sức khỏe!
Tags:
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play