eDoctor
Câu hỏi:
Chào bác sĩ. Tôi hay có cảm giác lo âu, bồn chồn trong người. Mỗi khi phải phát biểu trước đông người thì cảm giác lo âu tăng mạnh không còn làm chủ được bản thân, tim đập nhanh, người nóng, đỏ mặt, chân tây run, giọng run. Vậy tôi bị bệnh gì có thể chửa khỏi không. Bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống tôi rất nhiều. Xin cảm ơn bác sĩ!
Trả lời:
Chào bạn! Bạn quan tâm đến vấn đề sức khỏe như vậy rất là tốt. Trước tiên xin cám ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi về cho Edoctor của chúng tôi. Bác sĩ đã đọc câu hỏi của bạn và giải đáp cho thắc mắc của bạn trong khả năng của mình như sau: Đây chỉ là một biểu hiện mất bình tỉnh khi nói trước đám đông chứ chưa hẳn là một bệnh gì bạn nhé. Dưới đây là 5 bước giúp bạn vượt qua nỗi sợ và tự tin phát biểu trước đám đông bạn tham khảo xem sao nhé: Bắt đầu từ những bài thuyết trình nhỏ Bạn không nhất thiết phải thử những bài diễn thuyết quan trọng dài cả tiếng đồng hồ. Hãy bắt đầu từ những bài thuyết trình nhỏ hơn. Chẳng hạn bạn có thể tình nguyện trình bày về dự án mới trước cả nhóm của mình. Nói trước đám đông, dù chỉ ba hay năm người cũng giúp bạn dần loại bỏ căng thẳng. Bình tĩnh khi mắc lỗi Những lỗi kỹ thuật hay nói vấp là điều thường xảy ra trong buổi thuyết trình. Bạn hãy thư giãn và sử dụng tính hài hước của mình để "chữa cháy". Người nghe sẽ không chú ý và thậm chí còn thán phục sự nhanh nhạy của bạn. Còn nếu không thể nghĩ ra câu đùa hài hước nào, bạn hãy nhanh chóng bỏ qua và tiếp tục bài nói của mình thay vì lúng túng, ấp úng khi mắc lỗi. Tập nói trước người thân, bạn bè Hãy đề nghị những thành viên trong mạng lưới quan hệ đưa ra nhận xét trung thực và lời khuyên để giúp bạn thoải mái hơn khi đứng trước đám đông. Thomas gợi ý: "Những người thân thuộc sẽ là môi trường an toàn để bạn luyện tập nói trước đám đông. Hãy mạnh dạn thuyết trình ý tưởng mới với sếp, đồng nghiệp hay chia sẻ lời khuyên với bạn bè, hàng xóm". Không lo lắng về kiến thức chuyên môn Không phải là chuyên gia xuất sắc về một đề tài cụ thể không có nghĩa là bạn không thể cung cấp một bài thuyết trình bổ ích cho khán giả của mình. Thomas chia sẻ: "Tôi thường động viên mọi người rằng bạn không nhất thiết phải là người thông minh nhất, tài giỏi nhất mới có thể chia sẻ ý kiến, lời khuyên, kinh nghiệm với người khác". Do đó bạn không cần phải lo lắng rằng khán giả có thể cười nhạo vì trình độ của bạn thấp hơn họ. Hãy thư giãn và chuẩn bị kỹ phần trình bày của mình. Không phụ thuộc vào slide Chỉ nhìn và đọc slide sẽ không tạo nên một bài thuyết trình hấp dẫn. Hơn nữa, nếu xảy ra lỗi kỹ thuật bạn sẽ càng căng thẳng và mất bình tĩnh hơn. Vì vậy đừng quá phụ thuộc vào slide. Kiên trì Tự tin nói trước đám đông không phải là kỹ năng bạn có thể thành thục chỉ sau một đêm. Nó là cả một quá trình và bạn phải kiên trì, quyết tâm. Hãy không ngừng luyện tập, xin lời khuyên từ các chuyên gia hoặc nếu có điều kiện nên tham gia các lớp học dạy kỹ năng thuyết trình. Thân chào bạn!
Tags:
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play