eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, tôi bị nhiệt miệng quanh năm. Tôi phải làm sao ạ. Xin cảm ơn bác sĩ!
Trả lời:
Chào bạn Bệnh nhiệt miệng không rõ nguyên nhân, thường xảy ra ở miệng hầu, đặc trưng bởi loét đau, bờ rõ, nền trắng, viền đỏ. Nhiệt miệng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nữ nhiều hơn nam và thường bị tái đi tái lại nhiều lần, nhưng cũng có người chỉ bị 2-3 lần/năm. Nguyên nhân nhiệt miệng có thể là do phản ứng nhạy cảm của cơ thể đối với liên cầu khuẩn (Streptococcus) hoặc do virus Các yếu tố thuận lợi cho nhiệt miệng là: vết trầy do đánh răng, stress, tình trạng dị ứng của cơ thể (như viêm mũi dị ứng), phụ nữ trong những ngày trước khi có hành kinh, gia đình có tiền sử có nhiều người bị nhiệt miệng. Nhiệt miệng có thể chữa khỏi bằng các loại nước súc miệng sát trùng, viêm ngậm chống viêm và chống nhiễm trùng, bôi gel gây tê cục bộ trước mỗi bữa ăn. Nếu cần, có thể bôi axit tricloacetic lên vết loét. Cũng có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau, hoặc kháng viêm, vitamin hoặc corticoid. Để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng, bạn cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả tươi, hạn chế tối đa làm việc quá căng thẳng dẫn đến stress. – Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Tăng cường vệ sinh răng miệng để tránh bội nhiễm, hạn chế diễn biến xấu. Nên dùng kem đánh răng có tinh chất chiết xuất từ thiên nhiên, tránh các loại có tính tẩy mạnh làm ảnh hưởng đến niêm mạch miệng khiến vết loét lan rộng, lâu khỏi. Súc miệng bằng nước muối ấm 3 lần/ngày có thể chữa được nhiệt miệng. Chú ý là nước muối nhạt (độ mặn tương đương nước mắt hoặc hơn một chút). Súc miệng bằng nước của một trong những thảo mộc tự nhiên như nước lô hội, nước chiết xuất từ hạt nho, nước mận hoặc dầu trà giúp nhanh khỏi nhiệt miệng. Không dùng nước súc miệng có cồn, kích ứng mạnh. – Loại bỏ những thực phẩm gây nhiệt miệng; – Bổ sung vitamin đầy đủ Những vết loét nhẹ chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng, bổ sung vitamin nhóm B là khỏi trong vòng 10 ngày. Nếu bị nặng, nhiều vết loét, tái phát nhiều lần thì nên đến bác sỹ khám để được tư vấn và điều trị thích hợp. Chúc bạn thành công
Tags:tai mũi họng
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play