eDoctor
Câu hỏi:
Cháu bị viêm họng hạt được 1 năm, sau khi uống mật ong thì hạt trong họng nhỏ hơn trước, nhưng mỗi khi dở giời lạnh họng cháu lại rát , vướng hơn là lúc hạt trong họng to. Hay là do viêm họng thông thường khi trời lạnh ạ? Mong bác sĩ giải thích giúp cháu
Trả lời:
Chào cháu ! EDoctor trao đổi với cháu về bênh viêm họng hạt nhé 1- Triệu chứng viêm họng hạt - Biểu hiện của bệnh viêm họng hạt là cảm giác vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng; ho và khạc đờm quánh dính hoặc trắng nhầy thường xuyên (nhất là sáng sớm, khi ngủ dậy). Nhiều người bệnh do ngứa họng nên hay khậm khạc, dặng hắng. - Khám tại chỗ thấy thành bên họng hơi đỏ, thành sau họng có những hạt trắng hồng. Niêm mạc họng đỏ và dày lên, có thể có những ổ loét dễ nhầm với bệnh nhiệt miệng. Tổ chức bạch huyết ở thành sau họng phát triển mạnh, quá phát thành từng đám to nhỏ không đều, màu hồng hoặc đỏ, lâu ngày các đám này thu gọn lại thành những hạt to nhỏ hình thù khác nhau (viêm họng hạt). Có khi tập trung thành một dải gồ lên ở phía sau và dọc theo trụ sau của amidan trông như một trụ sau thứ hai gọi là “trụ giả”. 2- Nguyên nhân gây bệnh viêm họng hạt - Do có chất gây kích ứng giải phóng vào không khí như: Các dung môi hòa tan, xăng công nghiệp, thuốc xịt chứa hóa chất, khí lò than có chứa khí lưu huỳnh, khói bụi và uống rượu mạnh nồng độ cao sẽ đốt cháy lớp lót niêm mạc miệng, lạm dụng thuốc xông xịt mũi.... - Chất gây dị ứng ; Thay đổi thời tiết : Mùa đông lạnh, không khí khô hanh là 1 điều kiện phát sinh bệnh viêm họng, hoặc thay nhiệt độ đột ngột thất thường. Thời tiết nóng bức sử dụng điều hòa nhiệt độ nhiều, độ lạnh sâu cơ thể chưa thích nghi kịp, da bị khô và dễ bị viêm họng.- Vệ sinh họng, răng, miệng hàng ngày bằng cách đánh răng, súc họng bằng nước muối loãng. - Cần đeo khẩu trang khi ra đường để tránh khói bụi, tránh những nơi môi trường bị ô nhiễm. 3- Để phòng ngừa bệnh viêm họng hạt - Cần vệ sinh răng miệng, họng, mũi thường xuyên; hạn chế làm việc hoặc nằm ngủ thẳng hướng gió quạt điện thổi, hạn chế bật máy điều hòa ở nhiệt độ quá thấp; tránh những nơi có bụi, khói, hơi hóa chất, thuốc lá, không khí quá khô hoặc quá nóng; làm việc trong môi trường lạnh, khô nên uống nước ấm nhiều lần; hạn chế dùng thức ăn lạnh, nước uống lạnh hoặc có đá. Với phòng ngủ, cần thoáng mát nhưng không được có gió lùa, nếu có điều hòa nhiệt độ thì nên giữ ở mức nhiệt độ mát mẻ dễ chịu, Thân chào !
Tags:tai mũi họng
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play