eDoctor
Câu hỏi:
Thua bs cho con hoi van de nay . Nhoc nha con dc 4 tuoi nhung luc 2 tuoi chau bj vjem taj gjua 1 lan cung nang lam.va da djeu tri het.bay jo chau laj bj vjem taj chay mu tiep.con dang djeu tri.nhung uong thuoc thj co gjam dau.nhung mu van chay ra nhjeu lam.bs cho con hoi chau bj nhu z sau nay co anh huong gj khong.va phai lam sao cho chau khong taj phat laj nua.luc chau 2 tuoi bj vjem taj bs co cho thuoc uong va nho vao rua taj.con bay gjo thj khong co.chau dang uong 2 loaj thuoc nay.mong bs tu van dum con.chau nen uong va djeu tri nhu the nao.KLAMENTiN.250. Va moov 7.5. Meloxicam tablets b.p 7.5.chau dang dung 2 loaj thuoc nay theo chj dan cua bs.nhung con thay chj gjam con dau cua be thoi.mu thj laj chay ra rat nhjeu.rat mong bs tu van dum.cam on bs nhjeu
Trả lời:
Chào bạn! Viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ có thể gây thủng màng nhĩ, làm tiêu xương, gián đoạn chuỗi xương con... ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ. Trẻ bị nghe kém, nhất là từ khi chưa phát triển lời nói, sẽ dẫn đến rối loạn ngôn ngữ (nói ngọng, nói không rõ âm, từ...) làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng giao tiếp xã hội sau này của trẻ. Nặng hơn nữa là những biến chứng nhiễm trùng, nhiều khi ảnh hưởng đến tính mạng: viêm tai giữa cấp có thể dẫn đến những biến chứng sọ não cực kỳ nguy hiểm như viêm màng não, áp xe não do tai, viêm tắc tĩnh mạch bên, do viêm nhiễm lan từ trần hòm tai lên não hoặc gây liệt dây thần kinh mặt (dây số VII). Tùy theo từng giai đoạn của bệnh mà có cách điều trị khác nhau. Giai đoạn đầu, khi màng nhĩ chưa thủng, thường phải dùng kháng sinh, hạ sốt, giảm đau, chống viêm và giảm xung huyết màng nhĩ, sát trùng mũi họng. Ngoài ra nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa nặng thì cần được phối hợp điều trị bởi các thầy thuốc nhi khoa. Nếu khám thấy màng nhĩ viêm đỏ, phồng, chứng tỏ có nhiều dịch viêm ứ đọng ở hòm tai thì phải chích rạch màng nhĩ, chủ động tháo bỏ dịch mủ trong tai giữa ra ngoài, không nên để cho mủ tự vỡ, làm thủng màng nhĩ hoặc lan vào xương chũm. Nói chung, trong trường hợp nghi ngờ có mủ thì nên chích rạch màng nhĩ sớm, thà chích rạch sớm còn hơn là chích rạch quá muộn. Vết chích sẽ tự liền lại rất nhanh sau 1-2 ngày. Điều trị xử lý triệt để các bệnh liên quan vùng mũi họng như: Viêm amidan, viêm họng, nhiệt miệng, viêm mũi, viêm xoang, viêm quanh răng.... Giai đoạn muộn, màng nhĩ đã thủng; ngoài các thuốc điều trị toàn thân, cần phải tiến hành làm thuốc tai hàng ngày tại các cơ sở tai mũi họng. Trẻ sau đó phải được theo dõi tình hình lỗ thủng màng nhĩ bởi các thầy thuốc chuyên khoa. Bạn nên cho bé đi khám ở cơ sở khám bệnh uy tín để điều trị kịp thời cho bé bạn nhé. Thân chào bạn! Chúc bé khỏe!
Tags:tai mũi họng
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play