eDoctor
Câu hỏi:
Tôi bị bệnh hen suyễn viêm phế quản mạn đơn thuần viêm phế quản mạn nhầy mũ.Xin hỏi bác sĩ bệnh này uống thuốc bao lâu mới hết có uống thuốc suốt đời không? Cảm ơn
Trả lời:
Chào bạn! Trao đổi với bạn về bệnh hen suyễn viêm phế quản mạn đơn thuần viêm phế quản mạn nhầy mủ nhé : 1- Nguyên nhân của bênh viêm phế quản mạn tính: - Là do mất cân bằng giữa cơ chế bảo vệ của cơ thể và yếu tố độc hại của môi trường, rất dễ gây viêm phế quản cấp. Viêm phế quản cấp nếu không được điều trị dứt điểm rất có thể trở thành viêm phế quản mạn tính. - Theo các chuyên gia, có tới 90% số bệnh nhân viêm phế quản mạn tính có hút thuốc lá, thuốc lào, bệnh thường xảy ra sau 50 tuổi do sự tích tụ của thuốc lá, thuốc lào và nếu hút thuốc nhiều từ khi còn trẻ, tỉ lệ viêm phế quản mạn tính tăng lên gấp đôi so với nhóm không hút thuốc. Ngoài ra, một số yếu tố như: di truyền, tuổi tác cao, sức đề kháng kém hoặc thời tiết lạnh (mùa đông, đầu xuân…), yếu tố cơ địa (cơ địa dị ứng) hoặc môi trường sống chật chội, ẩm thấp, thiếu vệ sinh, khí hậu ẩm ướt... có thể làm gia tăng tỉ lệ mắc viêm phế quản mạn tính. - Viêm phế quản mạn tính đơn thuần: triệu chứng chính là ho và khạc đờm, nhiều nhất là vào buổi sáng. Đờm nhầy, trong, dính, vàng đục (khi có bội nhiễm) và ho thường tăng vào thời tiết chuyển lạnh (mùa đông, đầu xuân). Bệnh càng kéo dài, ho càng nhiều, đờm ngày càng đặc hơn và đổi màu (thường là màu vàng). - Ở giai đoạn này nếu phát hiện sớm và tích cực điều trị, bệnh có thể khỏi. Nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn. - Ho khạc đờm có màu trong hoặc có mủ nhầy. Khi bệnh bước sang giai đoạn này, được gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease: COPD). - Tiếp đến là giai đoạn viêm phế quản mạn tính nhầy mủ. Giai đoạn này người bệnh thường khạc đờm nhày mủ từng đợt do bội nhiễm. Đặc biệt, các đợt bùng phát của viêm phế quản mạn tính thường xảy ra ở người lớn tuổi, sức yếu, nên dễ bội nhiễm vi sinh vật. Vì vậy, có sốt, ho, khạc đờm có mủ, khó thở, người bệnh luôn thiếu dưỡng khí gây nên mệt mỏi, sụt cân, ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác của cơ thể, nhất là hệ tuần hoàn và hệ thần kinh trung ương (tim đập nhanh, mệt mỏi, buồn ngủ…). có thể tử vong do suy hô hấp cấp. 2- Nguyên tắc điều trị - Thực hiên theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị : tùy theo từng giai đoạn có thể phải dùng thuốc long đờm (acetylcystein, bromhexi…), thuốc giãn phế quản, đồng thời chống viêm xuất tiết, chống nhiễm khuẩn bằng kháng sinh… - Để phòng bệnh, người bệnh cần giữ gìn, vệ sinh họng miệng để không bị viêm nhiễm, đặc biệt không hút thuốc. Mùa lạnh cần tránh cảm lạnh, vì vậy, cần mặc ấm, ngủ ở buồng không có gió lùa, đủ chăn, đệm và cần tắm nước ấm. Nếu nhà ở chật chội, khi đun bếp than, bếp củi, rơm, rạ (nông thôn), cần mở cửa cho thoáng, tốt hơn là dùng bếp ít khói để đun rơm, rạ, củi. Người bệnh nên tập hít thở đều đặn hàng ngày. Vậy nhé bạn cần tuân theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ điều trị Thân chào !
Tags:tai mũi họng
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play