eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, Em năm nay 26 tuổi lưỡi em toàn bỊ lở loét cứ 1 tháng thì bị hai lần và bị như vậy khoảng 5 năm rồi em uống nhiều loại thuốc rồi mà không khỏi hẳn mong bs tư vấn cho e làm thế nào để bệnh lành hẳn ạ. E cảm ơn bs
Trả lời:
Chào bạn! Hiện tượng mà bạn gọi là lở miệng đó là do một loại virut có tên là Herpes simplex 1 (HSV 1). Đây là một viruts gây nhiễm trùng ở miệng. Điểm đáng chú ý là HSV có khẳ năng gây ra những nhiễm trùng mạn tính thông qua việc virut đưa AND của mình vào trong bộ gen của tế bào chủ. Một lúc nào đó, thường là khi cơ thể mệt mỏi, AND của virut rời bộ gen của tế bào chủ và gây ra những nhiễm trùng khác xa với bệnh ban đầu Khả năng gây bệnh: - Nhiễm trùng tiên phát thường trước tuổi dậy thì. - Bệnh lây qua các chất tiết của mụn nước. - Nhiễm trùng ẩn xảy ra trong các hạch giao cảm ở đầu. - Viêm lợi miệng là một nhiễm trùng tiên phát, các triệu chứng chỉ xuất hiện trong khoảng 15% người bị nhiễm trùng. Đặc điểm là gây viêm lợi miệng và viêm niêm mạc miệng, có thể thấy khó chịu ở vùng niêm mạc miệng 1 đến 2 ngày, sau đó xuất hiện các mụn nước, đau và loét. Bệnh thường kéo dài khoảng 5 đến 15 ngày. Virut được giải phóng ra trong vòng 4 ngày. - Nhiễm trùng thể ẩn trong hạch của dây thần kinh số 5. Các triệu chứng khi tái phát thường nhẹ hơn tiên phát. Bệnh thường xảy ra với trẻ em dưới 6 tuổi. - Herpes môi là sự bùng phát của nhiễm trùng, xảy ra trong suốt cuộc đời của người bị nhiễm virut. Tổn thương xuất hiện trong môi và kéo dài khoảng một tuần. Tổn thương bùng phát thường ở một bên. Nói tóm lại, tổn thương tiên phát xuất hiện trong miệng, còn tổn thương thứ phát xuất hiện ngoài miệng. Sự bùng phát của nhiễm trùng mạn tính thường có liên quan đến kỳ kinh của nữ, các stress về tình cảm, ánh nắng và sốt. Những người bị suy giảm miễn dịch qua trung gian tế bào thường dễ bị bệnh toàn thân mạn tính. Điều trị: Dùng các chế phẩm bôi tại chỗ có thuốc gây tê nhẹ, giảm đau, rát, giảm viêm như Zytee, Kaminstad…Uống nhiều nước, nhất là các nước hoa quả, tăng cường sinh tố B1, B6, C, A, PP trong giai đoạn viêm và tránh các căng thẳng thần kinh không cần thiết là những yếu tố quan trọng giúp tránh tái phát bệnh. Bạn cũng nên đi khám bệnh tổng quát, trong đó chú ý đến việc kiểm tra các chỉ số xét nghiệm có liên quan đến gan mật nếu nghi ngờ da vàng và đặc biệt có kết hợp với tình trạng ỉa lỏng kéo dài. Chúc bạn mạnh khoẻ
Tags:tai mũi họng
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play