eDoctor
Câu hỏi:
Sáng sớm thức dậy bị sổ mũi không rõ nguyên nhân, hít mùi hương lạ cũng bị sổ mũi như thế có phải bị dị ứng không ạ, em đã đi khám và uống thuốc nhưng vẫn tái lại xin cho em cách điều trị ạ. Cảm Ơn
Trả lời:
Chào cháu ! EDoctor tro đổi với cháu về việc cháu bị sổ mũi khi hít mùi hương lạ, hoặc sáng dậy sổ mũi không rõ nguyên ngân nhé Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh phổ biến nhất hiện nay, nó không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng nhưng lại gây ra rất nhiều phiền toái, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh... 1- Viêm mũi dị ứng là thế nào : - Chính là sự phản ứng miễn dịch của mũi xoang trước các tác nhân kích thích từ môi trường như: thời tiết, bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc, mùi lạ… - Viêm mũi dị ứng cũng phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của mỗi người.Khi sức khoẻ suy giảm, chức năng gan yếu, lệch vách ngăn, như vậy bệnh viêm mũi dị ứng phát sinh không phải do vi khuẩn, viêm nhiễm, tổn thương… mà hoàn toàn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, - Viêm mũi dị ứng nếu kéo dài và liên tục có thể dẫn đến viêm mũi xoang nhiễm khuẩn, viêm xoang mãn tính hoặc pôlip mũi - xoang... 2- Triệu chứng của viêm mũi dị ứng - Hắt hơi: là triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng. Với người viêm mũi dị ứng thời tiết sẽ hắt hơi rất nhiều khi gặp lạnh, có thể vào buổi sáng hoặc khi thời tiết thay đổi. - Ngứa mũi: Cơn ngứa mũi thường xuất hiện sớm, nhất là ở trẻ em. Đôi khi, người bệnh ngứa cả mũi, mắt, họng hoặc cả ngoài da vùng cổ, da ống tai ngoài. - Chảy nước mũi: Khi mới bị bệnh, người bệnh bị chảy dịch trong suốt, không có mùi ở cả hai bên mũi. . Người bệnh bị chảy cả 2 bên mũi.Chảy nước mũi thường đi kèm với hắt hơi hoặc sau hắt hơi. Ở những ngày sau, nước mũi trở nên đục hơn do tình trạng bội nhiễm 3- Điều trị - Tránh các dị nguyên: Muốn điều trị viêm mũi dị ứng tr­ước hết phải tránh dị nguyên, tách hoàn toàn các dị nguyên đ­ược chẩn đoán là gây bệnh khỏi môi trường sống của bệnh nhân, hoăc bệnh nhân tách rời khỏi những yếu tố dị nguyên này . - Giải mẫn cảm đặc hiệu: Đây là liệu pháp miễn dịch, giải mẫn cảm hệ miễn dịch của bệnh nhân phải đối đầu với các dị nguyên gây bệnh đã đ­ược xác định. - Ăn nhiều rau quả tăng sức đề kháng cho cơ thể. - Điều trị triệu chứng: Dùng các thuốc kháng histamin giảm dị ứng). Nặng hơn dùng corticoid hoặc kháng sinh (nếu bội nhiễm). 4- Phòng tránh - Hạn chế tối đa tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích dị ứng: Giảm, tránh bụi trong nhà cũng như ngoài đường, tránh tiếp xúc với lông động vật ( nuôi chó mèo ) , phấn hoa, mùi lạ, không hút thuốc lá. Cần giặt giũ định kỳ chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, bọc đệm, màn cửa.Môi trường sống, học tập, làm việc cần thoáng, mát, sạch sẽ, tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển. Giữ ấm cơ thể khi nhiệt độ thay đổi hoặc khi chuyển mùa, nhất là về sáng hoặc mùa lạnh… Cần nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, và tăng cường hệ miễn dịch (ăn nhiều rau quả, bổ sung vitamin khi cần thiết…) để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Vậy nhé , cháu cố gắng thực hiện theo hướng dẫn trên , mong cháu ổn định Thân chào !
Tags:tai mũi họng
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play