eDoctor
Câu hỏi:
Chào bác sĩ. Cháu bị bướu cổ và mổ khi còn nhỏ. Hiện tại cháu đang bị suy giáp và phải uống thuốc vĩnh viễn. Cháu khám định kì, các chỉ số đều bình thường, nhưng cháu thấy trí nhớ cháu có giảm, thi thoảng hay để quên đồ. Cháu đang ở độ tuổi lập gia đình. Cháu có đọc các thông tin trên mạng, th của cháu sinh con sẽ khó hoặc ty lệ cao con sẽ bị chậm , bị suy giáp như mẹ. Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu, để sau này sinh con được khỏe mạnh như các bạn trẻ khác Cháu cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
Chào cháu ! EDoctor trao đổi với cháu về vấn đề cháu hỏi suy giáp và vấn đề mang thai : 1- Suy giáp ở phụ nữ - Khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormon tuyến giáp, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể trong đó có cơ quan sinh sản, khiến cho việc mang thai trở nên khó khăn. Cần có rụng trứng để mang thai, nhưng nếu bị suy giáp, bạn có thể không rụng trứng hoặc rụng trứng không thường xuyên. Vì các hormon tuyến giáp điều tiết hoạt động tế bào, chức năng tuyến giáp bất thường cũng ảnh hưởng tới rụng trứng và khả năng sinh nở. Lượng hormon tuyến giáp thấp cản trở hoạt động của buồng trứng và khiến chúng sản sinh ít progesteron dẫn tới hội chứng tiền kinh nguyệt. 2- Mang thai ơ người suy giáp : - Một khi bạn đã mang thai, thì việc quan trọng tiếp theo bạn phải làm là duy trì lượng hormone tuyến giáp ở mức bình thường trong suốt thai kỳ. Bác sỹ có thể sẽ điều chỉnh liều thuốc của bạn để giữ lượng hormone TSH luôn trong tầm kiểm soát. 3- Điều trị - Bạn sẽ cần phải được kiểm tra hormone TSH định kỳ trong suốt thai kỳ, thường là khoảng 3 lần. - Đa số các trường hợp, lượng hormone tuyến giáp suy giảm một chút sẽ không ảnh hưởng gì đến em bé hoặc đến thai kỳ của bạn. Tuy nhiên, suy giáp nặng có thể liên quan đến một số biến chứng, bao gồm sảy thai và ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Do vậy, việc tiếp tục uống thuốc trong suốt thai kỳ là rất quan trọng, và bạn hãy yên tâm rằng, việc này sẽ không có hại gì cho em bé hay cho bạn cả. - Nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về chức năng tuyến giáp trong thai kỳ hoặc vẫn còn lo ngại về việc cố gắng mang thai, hãy trao đổi với bác sỹ sản phụ khoa hoặc bác sỹ chuyên khoa nội tiết – sinh sản chuyên về mang thai và tuyến giáp. Vậy nhé bạn hãy yên tâm khi mang thai dươi sư chỉ dẫn của bác sỹ sản khoa !
Tags:tai mũi họng
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play