eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, Cho e hoi bé e 4 tháng e thay trên da đầu đàng sau lên rôm nhiều lắm có cái thì nổi mụn mủ nhỏ vài cái có phai bôi gì ko ạ làm nao cho bé đở rôm với lại cho e hỏi e đang cho bé bú ma sao bị nhiệt miệng thì uống gì để cho khỏi nhiệt ma khong anh huong toi con Va e muôn hoi Thinh thoang bé o khò khè thì chp bé uong gi đk e ko muon cho bé uông kgangs sinh bé e đk 4 thang oy
Trả lời:
Chào bạn! Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị rôm sảy tại nhà: Vệ sinh – tắm rửa: Tắm nước mát (không dùng nước ấm hay nóng). Nếu bị rôm sảy, tại vùng da khu trú có thể đắp khăn ướt cho da được “mát” Dùng sữa tắm dịu-nhẹ có độ pH trung tính hay acid nhẹ (pH= 4,5-6,5) hay nước sạch. Sau khi tắm, lau khô trẻ bằng khăn tắm mềm, mịn, chất liệu cotton thấm hút tốt và không chà mạnh lên da bé. Áo quần: Mặc quần áo bằng chất liệu 100% cotton để thấm tốt mồ hôi và cho da bé thông thoáng, “dễ thở”. Không dùng vải len, sợi tổng hợp vì không thấm tốt mồ hôi và dễ gây kích ứng da. Quần áo nên chọn màu sáng, vải mỏng, rộng rãi không bó sát người. Sinh hoạt: Hạn chế chơi đùa ngoài nắng, nhất là từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Ra nắng nên dùng nón rộng vành. Không gian sinh hoạt: Phòng ở phải thông thoáng, có thể dùng quạt nhẹ cho bé. Nếu có điều kiện cho bé nằm máy điều hòa nhiệt độ ở 27- 28 độ C cho da được “mát”, không nên để nhiệt độ lạnh hơn vì có thể gây viêm đường hô hấp của bé. Ăn uống Uống nhiều nước chín. Trẻ lớn hơn không nên uống nước chứa nhiều đường, cà phê, cồn như rượu bia vì có thể làm tình trạng rôm sảy nặng hơn. Tránh cào, gãi Cắt ngắn móng tay, móng chân cho trẻ để tránh khi bị ngứa trẻ gãi làm nhiễm trùng da. Nếu trẻ cào, gãi nhiều, nên mang vớ chân, găng tay cho trẻ để ngăn ngừa da bị trầy, nhiễm trùng. Khi nào cần đến khám bác sỹ? Chăm sóc tốt tại nhà thì rôm sảy thường tự hết trong 7-10 ngày. Nên đi khám bác sỹ nếu rôm sảy có một trong các yếu tố sau: 1. Kéo dài trên 7- 10 ngày hay lan rộng nhiều. 2. Tái đi tái lại nhiều lần. 3. Bé khó chịu như ngứa, bứt rứt, quấy hay có biến chứng nhiễm trùng da, sốt. Để đối phó với bệnh nhiệt miệng bạn có thể áp dụng các mẹo nhỏ trong dân gian như ngậm nước chanh muối hàng ngày để diệt khuẩn hiệu quả và ngăn ngừa được sự lan rộng của các vết loét này. Bạn có thể sử dụng những món ăn có độ chua cao và giàu chất vitamin C như canh chua, khế, chanh để trị bệnh nhiệt miệng. Bạn cũng có thể sử dụng râu ngô, rau má đề nấu nước uống để làm mát cơ thể và làm thu hẹp các vết loét này. Bạn cũng có thể ăn canh rau má, canh bí đao thường xuyên để đối phó với bệnh nhiệt miệng hiệu quả. Vấn đề bé bị khò khè bạn nên đưa bé đi khám BS chuyên khoa Nhi để có điều trị thích hợp, không nên tự uống thuốc ở nhà Thân.
Tags:
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play