Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ,
Sau khi đi ngoài e thấy có máu tươi là bị bệh j vậy bác sĩ
Trả lời:
Chào bạn.
Đi cầu ra máu tươi có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý :
Bệnh trĩ: Hầu hết các trường hợp đi cầu ra máu tươi đều là dấu hiệu của bệnh trĩ, theo bác sĩ chuyên khoa cho biết có đến 90% người mắc bệnh trĩ có dấu hiệu đi cầu ra máu tươi. Thời gian đầu máu chảy ít, người bệnh thường phát hiện máu dính ở giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân. Về sau, máu chảy thành giọt hoặc thành tia. Khi bệnh ở mức độ nhẹ có thể dễ dàng điều trị, nếu người bệnh chủ quan và kéo dài sẽ gây sa búi trĩ, viêm nhiễm hậu môn, nhiễm trùng máu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.
Bệnh polip trực tràng và đại tràng: Triệu chứng duy nhất của bệnh này là đi cầu ra máu, có thể dẫn đến mất máu, bệnh diễn biến theo từng đợt, không gây táo bón. Người bệnh rất khó phát hiện do khối u lồi vào trong hậu môn trực tràng, chỉ khi có biến chứng, ra máu nhiều mới biết và đi điều trị bệnh.
Viêm loét, nứt kẽ hậu môn: Khi bị viêm hoặc nứt hậu môn người bệnh sẽ thấy đau khi đại tiện kèm theo máu đỏ tươi, chảy từng giọt. Bệnh thường xảy ra ở người bị táo bón, do rặn nhiều khiến hậu môn sưng, chảy máu, viêm, …
Viêm loét đại trực tràng: Đây là bệnh rất hiếm gặp, tuy nhiên, người bệnh cũng nên chú ý và không chủ quan khi thấy chảy máu tươi lúc đại tiện.
Ngoài ra, đi cầu ra máu tươi còn là biểu hiện của một số bệnh lý khác như: các bệnh truyền nhiễm, ung thư trực tràng, máu không đông, bệnh đường tiêu hóa, …
Lượng máu tươi ra khi đại tiện ( đi cầu) có thể ít hoặc nhiều tùy thuốc vào mức độ bệnh. Máu tươi có thể chỉ rỉ ra một ít kèm theo chất thải, thấm vào giấy vệ sinh hoặc có thể chảy nhỏ giọt hay thành tia, … Đi cầu ra máu tươi nếu kéo dài có thể khiến người bệnh bị mất máu, thiếu máu, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, …
Ban nên đến chuyên khoa Tiêu Hoá để được thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và điểu trị nhé.
Thân.
Tags: