eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, e nam nay 21t , mấy tháng trước e có thai nhưng bị lưu o tháng thứ 3 Jo e lại có lại , bác sĩ cho e hỏi e cần lam j để tránh bị lưu thai nua ah, e có cần bổ sung thuốc j không ah ?
Trả lời:
Chào bạn. Có rất nhiều nguyên nhân gây thai lưu, chỉ có một số trường hợp chưa rõ nguyên nhân do đã loại trừ hết tất cả nguy cơ thai lưu nhưng bé vẫn không thể phát triển. Thực tế là tỉ lệ thai lưu thường giảm dần theo tuổi thai, tuy nhiên cũng không loại trừ những trường hợp thai to vẫn bị chết lưu trong bụng mẹ. Đó là trường hợp của những ca đẻ khó, chuyển dạ kéo dài, rau bất thường, rau tiền đạo, rau bong non, dây rau quấn cổ hay quá dài, các thủ thuật và phẫu thuật sản khoa... Chính vì thế, phụ nữ mang thai cần cẩn trọng theo dõi thăm khám suốt thai kỳ và chú ý khi gặp phải những trường hợp đặc biệt như trên.Thông thường, nguyên nhân thai lưu có thể do người mẹ có chế độ ăn uống thiếu chất, suy dinh dưỡng, hoặc do mẹ bị các bệnh lý nội khoa mạn tính hay cấp tính, bệnh nhiễm trùng, nghiện ma túy, nghiện thuốc hoặc sử dụng một số dược chất nguy hiểm cho sự phát triển và sự sống của thai nhi… Trong quá trình mang thai, nếu mẹ mắc các bệnh cấp tính gây sốt cao, các bệnh mãn tính như thận, tim mạch, tiền sản giật, sản giật, chảy máu trong khi có thai... càng dễ khiến thai lưu. Do đó, mẹ cần chăm sóc sức khỏe trước và trong khi mang thai để có thể sinh con khỏe mạnh. Những nguyên nhân khác do tự thân thai nhi thường gặp nhất là bất thường nhiễm sắc thể, xung khắc nhóm máu mẹ và con, dị dạng thai nhi hoặc do nhiễm trùng trong bụng mẹ. Khi thai nhi nhiễm các bệnh về gene, bệnh tăng nguyên hồng cầu ở thai, nhiễm các chất phóng xạ, chất độc hóa học, thai sinh đôi (có một thai chết), bị khuyết tật, thai bất cân xứng, ngôi thai bất thường… chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến thai lưu mà chính người mẹ không thể kiểm soát. - Trước khi thụ thai cả vợ và chồng cần phải có chế độ ăn uống cẩn thận, tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… Chất kích thích này khiến thai nhi thụ thai không được khỏe mạnh, thậm chí còn bị một số dị dạng, gây thai lưu. - Chị em nên tránh các việc nặng nhọc, quá sức khi đang mang thai. Việc nặng nhọc khiến thai bị sẩy khi còn non, hoặc động thai, hoặc gây tình trạng thai lưu rất đáng tiếc cho cả mẹ và bé. - Hạn chế tiếp xúc với các loại hoá chất độc hại, khói bụi, ô nhiễm môi trường. Nếu coi thường khả năng tàn phá của các hóa chất độc hại là các mẹ đang hại chính con mình. Thực tế là hóa chất độc hại được mẹ hít vào buồng phổi, sẽ mang đến cho thai nhi những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. - Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái. Có như thế, mẹ mới mang đến cho con nền tảng vững chắc để chào đời khỏe mạnh, bình an. - Đi khám thai theo định kỳ hoặc thấy bất kỳ hiện tượng gì bất thường. Khám thai nhằm phát hiện ra những bất thường thai và tìm cách điều trị để giữ gìn cho cả bé và mẹ. Thân.
Tags:
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play