eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, bác sĩ có thể nói biểu hiện của bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà; cách nhận biết đã bị nhiễm bệnh như thế nào k ạ?
Trả lời:
Chào bạn. Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới: Sau khi bị vi khuẩn lậu tấn công vào cơ thể từ 3 đến 5 ngày, nam giới bắt đầu có các dấu hiệu điển hình của bệnh lậu như: Đi tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu nhiều lần trong ngày, liên tục bị kích thích gây cảm giác buồn đi tiểu nhưng mỗi lần đi tiểu là nam giới cảm thấy rất đau buốt đến tận óc, dòng nước tiểu nóng, yếu, ra nhỏ giọt. Nước tiểu đục, có mùi khai mạnh, trong nước tiểu có kèm theo mủ trắng đục hoặc vàng chảy ra cùng, cuối bãi nước tiểu thường có máu tươi. Lỗ sáo sưng đỏ, ngứa ngáy, khó chịu, có mủ và dịch nhầy chảy ra. vào sáng sớm khi nam giới ngủ dậy có chất nhầy trông như nhựa chuối ở lỗ sáo. Đau dọc niệu đạo và vùng sống lưng kéo xuống bụng dưới, có triệu chứng ớn lạnh, gấy sốt. Đau khi dương vật cương cứng và khi quan hệ tình dục, thường xuyên bị cường dương, xuất tinh đau buốt, có thể gặp phải hiện tượng xuất tinh ra máu. Cơ thể mệt mỏi, sốt, hạch bẹn nổi lên dày đặc. Nhìn chung triệu chứng của bệnh lậu ở nam giới gần giống với biểu hiện của bệnh viêm niệu đạo, nguyên nhân là do khi vi khuẩn lậu tấn công cơ quan sinh dục nam giới sẽ gây ra bệnh viêm niệu đạo. Nói một cách khác viêm niệu đạo chính là một triệu chứng điển hình đi kèm với bệnh lậu. Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới So với nam giới, bệnh lậu ở nữ giới diễn ra tương đối âm thầm, kín đáo không rõ ràng như với nam giới. Chính vì điều này mức độ nguy hiểm của bệnh càng cao, trong thời gian ủ bệnh nữ giới có thể vô tình lây nhiễm cho người khác mà không biết. Nếu có triệu chứng nữ giới có thể gặp các hiện tượng như sau: Các biểu hiện của bệnh viêm niệu đạo, cụ thể như đái rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần liên tục, dòng nước tiểu yếu, mỏng, nước tiểu đục, có lẫn máu trong nước tiểu hoặc ở cuối bãi nước tiểu. Khí hư ra nhiều, có mùi hôi, ẩm ướt, soi trong âm đạo, cổ tử cung có thể thấy bị sưng phù, tấy đỏ. Ngứa âm hộ, âm đạo, bụng dưới bị đau âm ỉ, đau rát khi quan hệ tình dục. Đau toàn bộ khu vực xương chậu, sốt cao, nôn mửa, mệt mỏi, chán ăn, người bị ớn lạnh. Bệnh lậu ở miệng có biểu hiện tương đối giống nhau ở nam và nữ giới, cụ thể là miệng đau rát, lở loét, có các cơn ho kéo dài, ngứa cổ họng, hơi thở nặng mùi, gần giống như với bệnh viêm họng, tuy nhiên dùng thuốc viêm họng lại không khỏi. Ngoài ra mặc dù mắc bệnh lậu ở miệng nhưng người bệnh vẫn có thể có các biểu hiện ở vùng kín như chúng tôi vừa mô tả trên. Các triệu chứng của bệnh sùi mào gà ở nam giới: Thời gian ủ bệnh khoảng từ 2 đến 9 tháng kể từ khi nhiễm virut HPV. Trên thân dương vật nam giới xuất hiện các mụn mọc đơn lẻ, nhô cao như những nhú gai, màu hồng, có chân hoặc cuống, không có cảm giác ngứa ngáy, đau hay khó chịu nào. Các nốt mụn mọc nhiều dần lên rồi liên kết với nhau thành các mảng to có đường kính khoảng vài cm, trông như mào con gà hay cái súp lơ. Nốt sùi mào gà có thể lan ra xung quanh cơ quan sinh dục như vùng dưới bìu, xung quanh lỗ hậu môn, bên trong lỗ hậu môn, lỗ sáo, bao quy đầu, các nếp gấp bẹn… Bề mặt các nốt sùi mào gà ẩm ướt, ấn vào thấy có mủ chảy ra, dễ bị chảy máu, tổn thương. Có nhiều trường hợp nốt sùi mào gà có thể to bằng nắm tay, tiết ra dịch và máu có mùi hôi thôi, tanh rính. Các triệu chứng của bệnh sùi mào gà ở nữ giới: Do cấu tạo cơ quan sinh dục của nữ giới khá phức tạp nên bệnh thường khó phát hiện cũng như việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Một số triệu chứng để nhận biết là: Sau thời gian khoảng từ 2 đến 9 tháng nữ giới nhiễm virut sùi mào gà HPV sẽ có các biểu hiện đầu tiên là trên môi lớn, môi bé, âm đạo, khu vực âm hộ, quanh lỗ hậu môn, lỗ tiểu, tầng sinh môn, màng trinh, cổ tử cung… xuất hiện các u nhú màu hồng tươi hoặc trắng đục, mềm, mọc tập trung thành mảng lớn trông như cái súp lơ, không gây đau hay ngứa, nhưng dễ bị chảy máu. Khi quan hệ tình dục, hay các tiếp xúc khác nốt sùi mào gà dễ bị vỡ ra gây chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương tại các điểm trên. Người bệnh có hiện tượng bị mệt mỏi toàn thân, chán ăn, suốt cân, đau rát khi quan hệ tình dục, giảm ham muốn tình dục. Ngoài các triệu chứng điển hình như trên, bệnh sùi mào gà còn xuất hiện ở miệng (khi quan hệ tình dục không an toàn bằng đường miệng), mắt, tứ chi (các ngón tay, ngón chân). Khi này người bệnh sẽ thấy xuất hiện các nốt màu hồng trông gần giống mụn cóc, mọc liền kề với nhau thành từng cụm lớn. Bệnh sùi mào gà ở miệng rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh nhiệt miệng, viêm họng nên mọi người cần hết sức cảnh giác. Bệnh giang mai được chia làm 4 giai đoạn diễn biến chính, mỗi giai đoạn có các đặc điểm đặc trưng riêng như sau: Bệnh giang mai giai đoạn 1: Đây là giai đoạn quan trọng nếu người bệnh phát hiện ra được bệnh ngay ở giai đoạn này thì việc chữa trị tương đối đơn giản, nhanh chóng, dứt điểm, ít để lại di chứng xấu cho cơ thể người bệnh. Sau khi nhiễm khuẩn giang mai, thời gian ủ bệnh khoảng từ 10 đến 90 ngày, trung bình là 3 tuần, sau đó người bệnh bắt đầu có những biểu hiện của bệnh giang mai. Trên cơ thể người bệnh xuất hiện các vết loét gọi là săng giang mai có hình tròn hoặc bầu dục, nông, màu đỏ, nhẵn, không gây đau đớn hay ngứa ngáy, không làm mủ, hạc nổi dày đặc 2 bên bẹn, cứng nhưng không gây đau đớn cho người bệnh. Các biểu hiện giang mai ở nam giới: Săng giang mai thường xuất hiện ở các bộ phận sinh dục như quy đầu, rãnh quy đầu, lỗ sáo, bìu, xung quanh lỗ hậu môn, bên trong lỗ hậu môn (thường gặp ở người có quan hệ tình dục đồng tính), bao quy đầu, bên trong khoang miệng, lưỡi, xung quanh môi.. Triệu chứng giang mai ở nữ giới: So với nam giới, bệnh giang mai ở nữ giới thường diễn ra âm thầm, kín đáo hơn. Săng giang mai ở nữ giới có thể xuất hiện ở nơi đầu tiên lây nhiễm khuẩn giang mai, hoặc các bộ phận như cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, môi lớn, môi bé, xung quanh trong và ngoài hậu môn, miệng, lưỡi… Một điều đặc biệt là ngoài những triệu chứng như trên, người bệnh không gặp bất kì sự khó chịu nào khác do bệnh gây ra công với việc giai đoạn 1 chỉ kéo dài trong khoảng 2 đến 6 tuần sau đó các biểu hiện ở trên tự mất đi mà không cần phải can thiệp điều trị khiến người bệnh chủ quan cho rằng bệnh đã khỏi, thực chất khi này bệnh chuẩn bị chuyển sang giai đoạn thứ 2. Biểu hiện bệnh giang mai giai đoạn 2: Sau giai đoạn 1 từ 4 đến 10 tuần, bệnh giang mai đi vào giai đoạn 2 với các biểu hiện như sau: Trên cơ thể người bệnh xuất hiện các nốt ban đối xứng màu hồng hoặc hơi tím ở khắp nơi nhưng tập trung nhiều nhất là vùng lưng, mạn sườn, tứ chi, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Nốt ban không gây đau, không gây ngứa, không nổi trên bề mặt da, khi dùng tay ấn vào thì biến mất, không bong, tróc vảy. Người bệnh cũng có thể có hiện tượng nổi mảng sần, vết phỏng, viêm loét trên bề mặt da. Các nốt này mang theo dịch và nước, rất dễ bị vỡ ra do cọ xát. Vì vậy mọi người có thể bị nhiễm khuẩn giang khi không may tiếp xúc, đụng chạm, dùng chung quần áo, đồ dùng cá nhân của người bệnh có chứa các dịch này. các biểu hiện này ít gặp hơn là hiện tượng nổi ban ở trên. Ngoài ra người bệnh còn có một số triệu chứng khác đi kèm như đau đầu, mệt mỏi, sốt toàn thân, họng đau, nổi hạch ở bẹn, nách, cổ, sụt cân, kém ăn. Hiếm gặp hơn người bệnh có thể có biểu hiện đau nhức xương khớp, rụng tóc, viêm giác mặc… Bệnh giang mai giai đoạn 2 kéo dài khoảng từ 3 đến 6 tuần sau đó các triệu chứng tiếp tục biến mất mà không cần điều trị. Khi này bệnh đã chuyển sang giang giai đoạn tiềm ẩn. Các biểu hiện bệnh giang mai ở giai đoạn 2 nhìn chung khá giống nhau ở nam và nữ giới. Triệu chứng bệnh giang mai ở giai đoạn tiềm ẩn: Gọi là giai đoạn tiềm ẩn vì trong thời kì này bệnh không có triệu chứng nào đặc trưng, các diễn biến tương đối âm thầm nên người bệnh không nghi ngờ mình đang mang bệnh. Khi này khuẩn giang mai đã đi vào máu của người bệnh nên muốn biết chính xác có mắc bệnh hay không, người bệnh cần phải đi làm xét nghiệm huyết thanh. Thời kỳ đầu của giai đoạn tiềm ẩn, người bệnh vẫn có thể lây truyền cho người khác nếu không có biện pháp phòng ngừa. Nếu không được điều trị bệnh giang mai sẽ tiếp tục phát triển đến giai đoạn cuối, cực kì nguy hiểm. Biểu hiện giang mai giai đoạn cuối Đây là giai đoạn phát triển cuối cùng của bệnh, xảy ra sau từ 3 đến 15 năm kế từ ngày đầu nhiễm khuẩn giang mai, thậm chí có những trường hợp đến tận vài chục năm bệnh mới diễn biến đến giai đoạn cuối. Giang mai giai đoạn cuối cực kì nguy hiểm do không thể chữa khỏi triệt để, người bệnh có thể bị rơi vào các trường hợp như đột quỵ, động kinh, liệt người, hoại tử, phình động mạch chủ, mù lòa, điếc, thần kinh…thậm chí có thể khiến người bệnh bị tử vong. Ở thời kì này khuẩn giang mai đã ăn sâu vào các tổ chức khu trú của cơ thể người, gây ra 3 loại giang mai chính là: Giang mai thần kinh: Khuẩn giang mai tấn công vào hệ thần kinh gây ra những tổn thương ở thần kinh cho cơ thể người. Giang mai tim mạch: Xảy ra muộn sau từ 10 đến 30 năm, biến chứng hay gặp nhất là phình động mạch. giang mai tim mạch là căn bệnh nguy hiểm nhất. Củ giang mai: Xuất hiện các củ giang mai trên mặt, lưng, tứ chi. Thân.
Tags:
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play