eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, con tôi đc 3 tuổi. lưỡi cháu bị như tn có vấn đề gì k ạ, cháu vẫn ăn uống chơi bình thường a. Cảm ơn bác sĩ
Trả lời:
Chào bạn, Bé có tình trạng viêm loét miệng. Thông thường bệnh tự khỏi trong vòng dăm ngày đến vài tuần, nhưng sau một thời gian có thể lại tái phát. Nguyên nhân gây bệnh như siêu vi, nấm, thiếu vi chất (sắt, kẽm…), bệnh răng miệng (sâu răng, viêm lợi) hoặc do một số chất hoá học trong kem đánh răng… Cũng có giả thuyết cho rằng bệnh do vi rus streptococcus gây nên và việc chấn thương tình cảm hoặc stress cũng có thể phát sinh căn bệnh này hoặc có thể là hậu quả của các bệnh khác như Lupus đỏ hệ thống, viêm ruột Crohn và Behnet. * Phòng ngừa và điều trị: - Bệnh viêm loét miệng do nấm, vi khuẩn, thiếu vi chất hay do sâu răng hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Cần vệ sinh răng miệng tốt, ăn nhiều rau xanh, trái cây để tránh thiếu vitamin, hạn chế hút thuốc, uống rượu bia và ăn các thực phẩm quá cay, nóng… Có chế độ sinh hoạt hợp lý: ngủ đủ thời gian, sống thoải mái tránh stress… - Một số trường hợp viêm loét do siêu vi thì bệnh sẽ tự khỏi. Nếu vì các hoá chất trong kem đánh răng thì chỉ cần thay đổi thuốc đánh răng là được (nên dùng loại kem không có phụ gia sodium lauril sulfate). - Để chữa trị căn bệnh này có thể sử dụng các liệu pháp sau: + Tạo màng ngăn: Do các vết loét trong miệng thường xuyên bị chìm trong nước bọt và dịch thức ăn nên rất lâu lành. Do đó sử dụng phối hợp các loại thuốc Sunfamethoxazon, trimethoprim, Serathiopeptit, hoạt chất tạo màng ngăn bôi trực tiếp lên vết loét mỗi lần cách nhau từ 6-8 giờ. + Trường hợp lở loét nặng có thể sử dụng các chế phẩm corticosteroid có chứa hydrocortisone acetonide hemisuccinate hoặc triamcinolone giúp giảm sưng nhưng cần đề phòng các tác dụng phụ. + Đông y cũng có các bài thuốc rất dễ thực hiện: a) Ngậm nước trà tươi, rau dấp cá, húng chanh… là các chất chát, có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, làm săn da, khử mùi hôi giúp các vết loét chóng lành. b) Khế tươi giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Nước khế chua giúp thanh nhiệt, giảm đau. c) Lá rau ngót rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong và bôi trực tiếp vào chỗ sưng đau, lở loét 2 đến 3 lần / ngày. Lá rau ngót có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc. * Trường hợp bệnh tái phát quá thường xuyên, bạn nên đưa bé đi khám Bác sĩ để xét nghiệm chi tiết nguyên nhân gây bệnh và có liệu pháp điều trị hợp lý. Thân.
Tags:
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play