eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, Tôi uống theo 2 đơn thuốc trên không đỡ ,triệu chứng ngạt mũi , ,hơi mệt mỏi ,không dị ứng gì cả ,không hút thuốc hay rượu bia ,tôi vẫn rửa mũi thường xuyên vs nước muối biển mà không đỡ mong bác sĩ tư vấn ạ
Trả lời:
Chào bạn! Khi bạn bị nghẹt mũi trong một thời gian dài, khoảng trên 3 tuần, được coi là nghẹt mũi mạn tính. Nghẹt mũi kéo dài ít khi là do nguyên nhân cấp tính như cảm lạnh, nhiễm virus thông thường, đó thường là biểu hiện của một nguyên nhân tồn tại lâu dài chưa được xử trí như: Viêm nhiễm mạn tính của đường hô hấp trên: viêm xoang mạn tính, viêm mũi dị ứng,… Viêm VA là một nguyên nhân hay gặp gây nghẹt mũi kéo dài ở trẻ em. Khối u, polyp nhỏ trong mũi, xoang làm cản trở đường lưu thông của dịch mũi. Cấu trúc bất thường vùng mũi, xoang: vẹo vách ngăn mũi,… Rối loạn cảm giác: khiến cho người bệnh luôn thấy nghẹt mũi dù thực tế không có sự tắc nghẽn đường thở. Rối loạn nội tiết: thường gặp ở phụ nữ mang thai. Tiếp xúc thường xuyên, liên tục với các tác nhân: khói bụi, hóa chất, khói thuốc lá,… cũng có thể khiến bạn nghẹt mũi kéo dài. => Do có các nguyên nhân trên nên nghẹt mũi mạn tính thường cần phải điều trị nguyên nhân tận gốc mới có thể chấm dứt tình trạng này. Tùy từng nguyên nhân có các cách điều trị phù hợp: cắt bỏ khối u, polyp, chỉnh sửa vách ngăn, điều trị viêm xoang , nạo VA,… Phối hợp với điều trị nguyên nhân, bác sỹ có thể kê cho bạn một số loại thuốc nhằm giảm tình trạng nghẹt mũi như: thuốc gây co mạch, corticoid,… Thuốc gây co mạch tại chỗ giúp giảm tiết dịch trong mũi, xoang nên góp phần làm giảm tắc mũi, giúp bạn dễ thở hơn. Tuy nhiên, không nên dùng thuốc quá 10 ngày sẽ dẫn tới tình trạng lệ thuộc thuốc, gây viêm mũi do thuốc, khó điều trị. Thuốc gây co mạch cũng không được dùng cho những người bị viêm mũi teo, có bệnh tim mạch hoặc trẻ em dưới 7 tuổi. Corticoid cũng không được sử dụng dài ngày do có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như: đái tháo đường, phù, tăng huyết áp, rối loạn điện giải,… Corticoid dùng tại chỗ (dưới dạng thuốc xịt mũi, nhỏ mũi) giúp hạn chế những tác dụng phụ này, tuy nhiên vẫn không nên dùng kéo dài và cần có sự kiểm soát của bác sỹ. Bạn nên đi khám tại bệnh viện tai mũi họng để được kiểm tra kỹ lưỡng nhé!
Tags:
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play