eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, em có triệu chứng ngồi là bị nhức khớp háng, đi lại có tiếng kêu trong khớp. Em có đi khám, chụp phim, xét nghiệm máu, nước tiểu thì chỉ ra em acid uric trong máu là 8,2 (chỉ số máy 2,4-7,4 mg/dl). Em không bị xưng đau khớp ngón chân cái, cơ thể bình thường. Buổi tối hôm trước khi em đi khám em có ăn nhiều gan, phổi, lòng, tim, thịt lợn. Vì ăn no thay cơm, vậy liệu có phải em tăng acid tạm thời hay bị gút ạ? Bác sĩ chỉ định e đơn thuốc dành cho bnhan bị gút. 2. Cách đây không lâu em phát hiện giữa đốt xương ngón trỏ của em mọc lên 1 cục cứng cứng nhỏ như hạt tiêu, nhấn vào thì không có cảm giác đau, cho hỏi có phải em bị gai xương? Em năm nay mới 21t ạ
Trả lời:
Chào bạn. Thường thì khi tích tụ tinh thể acid uric trong khớp và các mô bao quanh tới một giới hạn nào đó, người bệnh gút sẽ có các triệu chứng như nóng, đau, sưng va rất mềm ở một số khớp nào đó, thường là ngón chân cái. Triệu chứng này còn được gọi là podagra. Ngoài sự khó chịu ở các khớp, khi quan sát các khớp bị bệnh da rất đỏ hoặc hơi tím quanh khớp bị đau, có vẻ bị nhiễm trùng. Người bệnh có thể bị sốt, khó cử động. Bệnh gout có thể xuất hiện như những cục trên bàn tay, khuỷu tay, hay tai. Một số người không xuất hiện đầy đủ các triệu chứng của bệnh gút thông thường. Đến khi các triệu chứng gout xuất hiện, lượng acid uric đã tích tụ trong máu và kết tủa axit uric đã có trong một hay nhiều khớp rồi. Ngón chân cái là ngón hay bị nhất, tuy nhiên khớp bàn chân mắt cá, đầu gối, cổ tay, ngón tay và khuỷu tay cũng có thể bị sưng. Sưng túi dịch đệm các cơ có thể thấy nhất là khuỷu tay và đầu gối. Những cơn đau nhẹ có thẻ ngưng sau vài giờ hay kéo dài 1-2 ngày. Những cơn đau này thường bị chẩn đoán sai là "bong gân" dù rằng người bệnh không hề bị tổn thương nặng hay vận động quá nhiều. Những cơn đau nặng có thể kéo dài đến nhiều tuần, đau đến cả tháng. Đa só những người bị cơn đau thứ nhì trong 6 tháng đến 2 năm sau lần thứ nhất, nhưng khoảng cách giữa những cơn đau có thể là nhiều năm. Nếu không được chữa trị, khoảng cách sẽ giảm theo thời gian, cũng có một số trường hợp đặc biệt không có lần đau thứ 2. Nghĩ nhiều bạn bị bệnh gout, ban nên tái khám theo lịch để bác sĩ đánh giá có cải thiện với phương pháp điều trị không nhé. Thân.
Tags:
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play