eDoctor
Câu hỏi:
Tôi 38 tuổi, sinh thường 1 bé gái (3,9kg) vào năm 2013. Sau đó bị đau bụng kinh càng ngày càng nặng. Năm 2016 tôi siêu âm phát hiện 2 u nang trong lòng tử cung và được tư vấn cấy 1 que tránh thai Implanon. Từ khi cấy que kinh nguyệt của tôi đều hơn và giảm hẳn đau bụng, tới năm 2018 hoàn toàn hết đau. Nhưng tôi bị lên rất nhiều mụn bọc vùng cằm hàm, được biết là mụn nội tiết, trước hoàn toàn không bị. Xin hỏi bác sĩ: 1, Tôi hết đau bụng kinh có phải là do u nang của tôi đã tiêu hết không? Nếu do que tránh thai giúp làm tiêu u thì tôi có cần đặt 1 que khác không hay uống thuốc tránh thai thông thường cũng được? 2, Việc lên mụn này là do que tránh thai hay còn lý do nào khác? Hiện thị trường có loại que cấy tránh thai nào khác giúp tránh việc lên mụn không? 3, Que tránh thai của tôi mới hết hạn. Tôi chưa tháo vì lo sợ sẽ đau lại (do tôi vẫn mọc mụn nội tiết nên tôi nghĩ vẫn còn thuốc trong que). Vậy để que tránh thai lưu lại trong người có nguy hiểm gì không? 4, Tôi có thể đến bất cứ bệnh viện phụ sản nào yêu cầu tháo que hay phải đến đúng nơi tôi đã cấy? 5, U nang tử cung của tôi tại sao lại xuất hiện? Liệu nó có xuất hiện lại nếu tôi tháo que không? Tôi có nên lo lắng về bất cứ nguy cơ ung thư tử cung nào không? Xin cảm ơn các bác sĩ rất nhiều!
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi Bạn thực sự bị u nang tử cung. Một bệnh lý rất hiếm gặp, chỉ chiếm 3,3% các bệnh lý phụ khoa. U nang tử cung bao gồm một hoặc nhiều u nang xuất hiện đơn lẻ hoặc tập trung thành các đám ở trong tử cung, giống như những túi nhỏ. Bệnh thường gặp ở những chị em đã có gia đình, quan hệ tình dục không an toàn hoặc quan hệ tình dục với người có nhiều bạn tình, người từng có tiền sử mắc bệnh phụ khoa liên quan đến tử cung như viêm loét tử cung hay đơn giản là viêm âm đạo. NGUYÊN NHÂN U NANG TỬ CUNG 1. Bệnh phụ khoa: Viêm nhiễm phụ khoa không điều trị hoặc điều trị không triệt để có thể dẫn đến u nang tử cung. Các bệnh này có thể là viêm âm đạo (ít gặp), viêm cổ tử cung hoặc u xơ tử cung,… 2. Do yếu tố di truyền: Chị em có người thân trong gia đình như mẹ, chị hoặc bà có tiền sử bị u nang tử cung thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn. 3. Quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục không an toàn, làm mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh để lâu ngày không những gây tác hại trầm trọng mà còn có thể hình thành những túi nang trong lòng tử cung. 4. Rối loạn nội tiết tố: Chị em có hệ nội tiết hoạt động bình thường, chu kỳ kinh ngyệt đều đặn, ostrogen sẽ tiết ra giúp bảo vệ âm đạo hiệu quả nhất nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, một số chị em có hoạt động nội tiết bị rối loạn do thường xuyên dùng thuốc kháng sinh hoặc uống viên thuốc tránh thai có nguy cơ mắc u nang cổ tử cung cao hơn. 5. Các nguyên nhân khác: Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng không phù hợp, hệ miễn dịch suy giảm, vấn đề vệ sinh cá nhân không được bảo đảm hoặc trong quá trình sinh sản bị tổn thương ở tử cung,… cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh u nang tử cung. Trường hợp của bạn đã được điều trị bằng phương pháp nội tiết (cấy quê tránh thai) và tỏ ra có hiệu quả (hết đau bụng kinh, kinh nguyệt đều hơn) 1. Bạn mún biết hết hẳn hay chưa cách đơn giản siêu âm kiểm tra lại (như lúc bạn phát hiện đó cũng bằng siêu âm mà) 2. que implanon cấy dưới da phóng thích nội tiết chậm, có tác sụng khoảng 3 năm. Nay thời gian bạn đạt cũng đã khoảng 3 năm hay hơn rồi, que giảm tác dụng, nội tiết trong que không còn nữa. Từ đó dẫn đến mất cân bằng nội tiết gây mụn nội tiết như bạn nói, ban có thể lấy que cũ và đạt lại que mới. Bạn nên đến khoa sản, bệnh viện sản hay đến chỗ bạn cấy thì quá tốt. 3. Ung thư cổ tử cung chủ yếu do HPV gây ra, bệnh lý của bạn cũng tăng nguy cơ nhưng không cao, bạn đừng quá lo lắng. Mọi thăc mắc khác bạn có thể gặp trực tiếp bác sĩ được được tư vấn thêm. Chúc bạn nhiều sức khỏe - Thân chào bạn
Tags:Sản Phụ Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play