eDoctor
Câu hỏi:
cháy chào bác sỹ. năm nay cháu 28 tuổi. cháu được hai đứa nhưng cả hai đều mổ đứa đầu đc 30 tháng đứa hai đc 10 tháng. chẳng may h cháu đc bị chửa tiếp bi h thai nhi đc 6 tuần 5 ngày. thưa bác sỹ cháu mà để thì thai nhi và cháu có bị làm sao ko ạ
Trả lời:
Chào cháu Cháu 28 tuổi, đang trong độ tuổi sinh đẻ. Hiện đã có 2 con, đều mổ đẻ, và đang mang thai lần 3 được 6 tuần. Cháu lo lắng việc sinh mổ nhiều và gần nhau như vậy có ảnh hưởng đến mẹ và con? Trên thực tế không có quy định sinh mổ tối đa bao nhiêu lần, vì nó còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người mẹ tuy nhiên các bác sỹ vẫn khuyến cáo nên mổ 2 lần, cách nhau từ 3-5 năm. Thông thường, khi mổ lấy thai đã tiềm ẩn một số nguy cơ cả cho mẹ và con. Về phía mẹ có thể bị nhiễm trùng (nhiễm trùng vết mổ, tiết niệu, nhiễm trùng ối gây viêm phúc mạc có thể dẫn đến cắt tử cung trong thời gian hậu phẫu), khi phẫu thuật chạm phải bàng quang, ruột, khâu phải niệu quản, rò bàng quang – tử cung, rò bàng quang – âm đạo; chảy máu do chạm phải động mạch tử cung, đờ tử cung, rách thêm đoạn dưới; liệt ruột, bung vết mổ, thoát vị thành bụng và có thể gây tử vong cho mẹ. Về phía con, trẻ dễ bị ngạt hay viêm phổi hơn, tử cung bị sẹo do cuộc mổ lần trước không tạo điều kiện để lá nhau bám tốt do đó việc cung cấp máu và chất dinh dưỡng nuôi bào thai không đầy đủ làm thai phát triển không tốt và có nguy cơ chết thai. Các nguy cơ càng tăng lên đối với các lần mổ tiếp theo. Với lần mang thai này, nếu vợ chồng cháu vẫn muốn để sinh thì vấn đề cần quan tâm là tình trạng sức khỏe của cháu hiện nay thế nào? Thai nhi phát triển có bình thường không? Vết mổ cũ có vấn đề gì không? Vì vậy, cháu nên đăng ký quản lý thai tại một phòng khám/ bệnh viện có uy tín để được quản lý và chăm sóc trong thời gian mang thai. Các bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể về những nguy cơ có thể gặp phải và kịp thời xử lý nếu có tình huống xấu xảy ra. Cháu không nên lo lắng, căng thẳng quá; tốt nhất là nghỉ ngơi, không nên làm việc nặng, vệ sinh thân thể và cơ quan sinh dục sạch sẽ, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước để chuẩn bị tốt nhất cho lần sinh tới. Thân! Việc chăm sóc các bé nhỏ cần được sự chia sẻ của những người thân trong gia đình. Khoảng cách từ nhà đến bệnh viện không nên xa vì cần được khám sớm khi có dấu hiệu bất thường. Điều quan tâm lớn là việc theo dõi các dấu hiệu bất thường như: thai không đạp, đau bụng, đau nhức vết mổ cũ, ra máu, ra dịch âm đạo, vỡ ối sẽ ra rất nguy hiểm nếu vỡ vết mổ nguy hiểm cho tính mạng cả mẹ và con. Hai em cũng cần trao đổi để cùng nhau áp dụng biện pháp kế hoạch hóa phù hợp bởi nếu cứ để tình trạng thiếu kiểm soát như cũ thì sẽ rất ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống của hai vợ chồng và các con Chúc mẹ tròn con vuông!
Tags:Sản Phụ Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play